Society Matters | Volume 32 No. 3 | Spring 2022 [Vietnamese]

Society Matters 5 Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 vì vậy, ít nhất tôi cũng biết cách học nói tiếng Anh như thế nào” “Tôi đã dành sáu tháng đầu tiên ở Thái Lan để học tiếng Thái tại Đại học Rajabhat của tỉnh Udon Thani nhưng sau đó dường như vẫn chưa đủ, vì thế, tôi đã dành thêm sáu tháng nữa ở Bangkok để theo học một khóa học tiếng Thái nâng cao”. Cha Ben, sống ở tỉnh Nong Bua Lamphu, cho biết hiện Cha đã ở Thái Lan được gần 10 năm và có thể sử dụng ngôn ngữ này cả trong các tình huống trang trọng cũng như những lúc thân thiết. Cha nói: “Tôi tiếp tục học ngôn ngữ và cố gắng duy trì việc trò chuyện với người dân mỗi ngày về những điều liên quan đến môi trường sinh sống và công việc” Cha Ben nói rằng các giáo dân của Ngài đã giúp Ngài nói tiếng Thái được chuẩn hơn. “Tiếng Thái có năm ngữ điệu trong một từ, nghĩa là một từ có thể có năm nghĩa khác nhau, vì vậy tôi phải học từ người bản địa cách làm sao để phát âm chính xác” “Tôi nghĩ rằng dù ở đâu, điều rất quan trọng là chí ít chúng ta cũng có thể giao tiếp với giáo dân bằng ngôn ngữ của họ bởi vì điều đó thực sự hữu ích cho công việc và sứ vụ truyền giáo”. Trong khi đó, Cha Hưng Nguyễn, SVD, một người Việt Nam, vừa trở lại tỉnh dòng Úc Châu nơi Cha đã từng thực hiện chương trình OTP cách đây vài năm, để học Anh ngữ trước khi bắt đầu công việc mục vụ tại đây. Cha nói: “Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi”. “Tôi quay lại Úc cách đây bốn tháng để học tiếng Anh. Trước đây, tôi đã được học tiếng Anh trong nhiều tháng khi thực hiện chương trình OTP ở Úc cách đây 10 năm, sau đó tôi trở về Việt Nam để hoàn thành chương trình học của mình”. “Tiếng Anh khá là khó đối với tôi, tuy nhiên, tôi cảm thấy tự tin khi trò chuyện với mọi người.” “Theo tôi, ngôn ngữ là cánh cổng để bước vào văn hóa, vì vậy tôi đang cố gắng mở cánh cổng này để học hỏi văn hóa Úc bằng vốn tiếng Anh của mình. Sẽ là không dễ dàng nhưng mà tôi có thể mở được cánh cổng này. Tôi nghĩ rằng khi đến đây học tiếng Anh, tôi có được một thuận lợi lớn cho sứ vụ tương lai của mình”. Cha Olivier (Ollie) Noclam SVD là Cha tuyên úy cho những người thổ dân ở miền trung nước Úc, sinh ra và lớn lên ở đất nước Vanuatu. Bên cạnh tiếng Pháp, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ ba của Cha Ollie. Cha còn học cả tiếng Tây Ban Nha trong thời gian trải nghiệm OTP ở Mexico và trong bài sai đầu tiên của Ngài ở Cuba. Bây giờ, Cha đang chậm rãi tiếp cận với ngôn ngữ Arrernte của người bản địa. “Đó thật sự là một thách thức”, Cha nói. “Không dễ để học được nó. Tôi đã cố gắng học kể từ khi đến đây nhưng thật khó để viết ra các âm vì có rất nhiều phụ âm nhưng lại không nhiều nguyên âm. “Tôi đã không có nhiều sự tiến bộ trong sáu năm qua, nhưng tôi vẫn tiếp tục cố gắng và điều đó được mọi người đánh giá cao. Bây giờ tôi có thể đọc được một chút, tuy nhiên, kỹ năng nói của tôi vẫn còn ở mức cơ bản. Tôi biết một số từ và cụm từ nhưng để có được một cuộc trao đổi thực sự trôi chảy thì thật không hề đơn giản”. Dẫu là thách thức nhưng cha Ollie tin chắc rằng việc học ngôn ngữ là điều quan trọng đối với công việc truyền giáo. Cha nói: “Khi bạn nói ngôn ngữ của họ, mọi người sẽ trở nên gần gũi với bạn hơn”. “Khi bạn bộc lộ con người mình bằng ngôn ngữ của họ, mọi người thực sự đánh giá cao điều đó. “Chúng tôi đã học được những lời nguyện căn bản của Công giáo bằng ngôn ngữ của họ, nhờ đó, chúng tôi có thể cầu nguyện cùng nhau và điều đó mang đến những điểm chung. “Một số phần của Kinh Thánh đã được phiên dịch sang ngôn ngữ Arrernte và tại vùng Alice Springs, chúng tôi có những thánh lễ bằng tiếng Arrernte, trong đó, hầu hết các xướng đáp trong Thánh Lễ đều bằng tiếng Arrernte và các bài thánh ca cũng được cất lên bằng tiếng Arrernte. “Những người dân ở đây biết chúng tôi đang cố gắng hết sức. Chúng tôi không bỏ cuộc. Đó mới là điều quan trọng”. Cha Hưng Nguyễn SVD Cha Bernard Bella SVD cùng với những giáo dân giúp cha học nói tiếng Thái

RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=