Society Matters | Volume 32 No. 3 | Spring 2022 [Vietnamese]

Society Matters Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 4 Học ngôn ngữ để mở ra cánh cửa văn hóa trong sứ vụ Điều đầu tiên mà những nhà truyền giáo Dòng Ngôi Lời phải làm khi họ có bài sai đến một quốc gia khác là học ngôn ngữ, bởi vì nhờ nó mà họ có thể giao tiếp với người dân, họ hiểu hơn về con người và văn hóa của vùng đất, đồng thời, họ thực sự đạt tới sự hiểu biết và yêu mến những con người nơi đó trong Đức Kitô. Cha Trường Lê, SVD, thành viên của Tỉnh Dòng SVD Úc Châu, đang làm chánh xứ tại một ngôi làng ở miền đông bắc Thái Lan. Cha được sinh ra tại Sài Gòn, Việt Nam và gia đình đã di cư sang Mỹ khi cha được 6 tuổi. Cha nói: “Có thể nói rằng trình độ tiếng Việt của tôi chỉ ở mức độ của học sinh lớp 1”. “Ngôn ngữ chủ yếu thường dùng trong gia đình là tiếng Việt, nhờ đó, tôi có thể giữ lại phần nào tiếng Việt. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của tôi còn tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai mà thôi. Nhưng bây giờ, với việc tiếng Thái được thêm vào, thứ tự các ngôn ngữ có thể sẽ thay đổi”. Cha Trường đến Thái Lan lần đầu tiên trong khuôn khổ chương trình thực tập ở hải ngoại của SVD (OTP), trước khi được thụ phong linh mục. Cha đã học tiếng Thái ở Bangkok trong sáu tháng và sau đó chuyển sang làm công việc mục vụ trong thời gian còn lại của chương trình. Cha nói: “Tôi cảm thấy rằng sáu tháng học trên lớp đã mang lại cho tôi những chương trình đào tạo đầy đủ, nhưng chính việc gặp gỡ mọi người đã giúp tôi phát triển kỹ năng ngôn ngữ vươn xa hơn và sâu hơn nhiều so với những gì mà lớp học chính thức có thể cung cấp” “Trở lại Thái Lan trong bài sai đầu tiên, tôi đi thẳng luôn vào công việc mục vụ và tiếng Thái trở lại với tôi cách tự nhiên. “Tuy nhiên, một trong những thách thức khi làm việc tại vùng Isan (phía đông bắc Thái Lan) là việc học ngôn ngữ địa phương, mà người dân ở đây gọi là ‘ngôn ngữ Isan’ hoặc ‘Lào’”. Cha Trường cho biết rằng bây giờ ngài có thể đọc, viết và giảng lễ bằng tiếng Thái. “Tuy nhiên, cũng trong thời gian ấy, tôi đang cố gắng cải thiện việc diễn đạt những nội dung về triết học, thần học, tâm lý và thiêng liêng bằng tiếng địa phương.” “Tôi luôn có những ý tưởng trao đổi với dân làng. Tôi không nghĩ mình sẽ thành thạo bất kỳ ngôn ngữ nào trong số đó, nhưng đó là vẻ đẹp của các ngôn ngữ: học và nhìn thấy thế giới rộng hơn mỗi ngày”. Cha Trường cho biết các giáo dân của Cha đã giúp Cha học ngôn ngữ địa phương Isan và khuyến khích Cha sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là trong khi giảng lễ. “Ngôn ngữ là cầu nối và những người dân giúp tôi thăng tiến nó mỗi ngày. Nếu không có cầu nối này, thật lòng mà nói, quá khó để vượt qua được sứ vụ”. Cha nói rằng việc học ngôn ngữ địa phương là điều căn bản để thực thi sứ vụ. “Điều quan trọng nhất là việc giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương. Nếu không, không một công việc truyền giáo nào có thể được hoàn thành. Giao tiếp là điều rất quan trọng trong việc gặp gỡ người dân, hiểu bối cảnh địa phương, học hỏi cách sống của họ và lắng nghe những nhu cầu của họ. “Một cách thiết thực và nền tảng, ngôn ngữ là phương tiện để đưa Đức Kitô vào một nền văn hoá”. Cũng được bài sai đến Thái Lan còn có cha Bernard (Ben) Bella SVD, người gốc Indonesia, Cha đang học ngôn ngữ địa phương. Cha nói: “Ngôn ngữ cơ bản của tôi là ngôn ngữ Bahasa Indonesia, nhưng tôi cũng đã được học tiếng Anh từ khi còn học trung học, Cha Olivier Noclaim SVD cử hành Thánh lễ cho người thổ dân Arrernte ở miền trung Úc Cha Trường Lê SVD đang dạy tiếng Anh cho các trẻ em Thái

RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=