Society Matters | Volume 33 No. 2 | Winter 2023 [Vietnamese]

Society Matters 1 Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 Hãy làm mọi sự vì đức ái. (1 Cr 16:14) Society Matters Sinh Hoạt Truyền Giáo Dòng Ngôi Lời Bản Tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời - Úc Châu Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023

Society Matters Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 2 Thông Điệp Từ Bề Trên Giám Tỉnh Anh chị em thân mến, Chào mừng quý vị đến với ấn bản Mùa Đông của Society Matters 2023. Tôi đã từng trải qua rất nhiều kiểu Mùa Đông khác nhau trong đời. Ở quê tôi, Fiji, Mùa Đông không phải là vấn đề lớn. Nhiệt độ vừa phải quanh năm và nhiệt độ trung bình cho tháng 7 khoảng 260 C. Tuy nhiên, mùa khô thực sự mang lại sự chào đón nhẹ nhàng từ độ ẩm của mùa mưa. Khi còn là Chủng sinh SVD, tôi đã có kinh nghiệm thực tập truyền giáo ở Ghana, ở đó cũng có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, với mùa khô của những tháng Mùa Đông vẫn thường xuyên mang theo nhiệt độ khoảng từ 25-30 độ C. Và, trong thời gian tôi ở Miền Trung nước Úc, Mùa Đông ở sa mạc có thể trở nên khá lạnh, đặc biệt là vào ban đêm, nhiệt độ thường xuống dưới 0 độ. Tất nhiên, trên khắp thế giới, Mùa Đông rất khắc nghiệt đối với nhiều người, đặc biệt là những người không có nhiều quần áo ấm, nhà ở cách nhiệt tốt và hệ thống sưởi. Trong ấn bản Society Matters kỳ này, quý vị sẽ đọc thấy câu chuyện truyền giáo của cha Niran Veigas SVD, người đã hoán đổi Mùa Đông lạnh nhất trong số những Mùa Đông có thể tưởng tượng được bằng một trong những Mùa Đông ngọt ngào nhất. Cha Niran, đến từ Ấn Độ, đã có vài năm kinh nghiệm truyền giáo ở Nga, nơi mà ban đầu ngài rất thích nhìn thấy tuyết, đã dần hiểu rõ hơn về thực tế của cuộc sống trong Mùa Đông dưới 0 độ C. Giờ đây, cha Niran đã đến Tỉnh Dòng Úc Châu, nơi cha được bổ nhiệm đến quần đảo Tiwi, ngoài khơi Darwin và chắc chắn cha sẽ không thấy tuyết ở đó! Hai sứ vụ truyền giáo này không thể khác nhau nhiều hơn nữa và câu chuyện của cha là một minh họa tuyệt vời về cuộc đời truyền giáo – về sự cởi mở với những trải nghiệm mới, những con người mới, những nền văn hóa và ngôn ngữ mới. Chúng tôi hoan nghênh cha Niran đến với Tỉnh Dòng của chúng tôi và hy vọng quý vị sẽ yêu thích câu chuyện của cha. Cũng trong ấn bản này là một câu chuyện nổi bật về một dự án của SVD, dự án mà đã giúp đỡ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID ở Sài Gòn, Việt Nam. Dự án này và nhiều dự án khác trên khắp thế giới đã không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quý vị, các cộng tác viên truyền giáo của chúng tôi. Chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị. Xin Chúa ban muôn ơn lành trên quý vị và gia đình. Thân ái trong Ngôi Lời, Lm. Asaeli Rass SVD Bề Trên Giám Tỉnh Trang bìa: SVD tại Việt Nam đã và đang cung cấp nhu yếu phẩm và hỗ trợ để giúp đỡ những người di cư và người nghèo, những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt phong tỏa do đại dịch, đứng vững trở lại. Đọc thêm ở trang 4 và 5. Appeal Office: 199 Epping Road, Marsfield NSW Locked Bag 3, Epping NSW 1710 Australia Telephone: +61 2 9868 2666 Victoria: 100 Albion Road, Box Hill, Vic 3128 Tel: +61 3 9890 0065 Queensland: 96 Lilac Street Inala QLD 4077 Tel: +61 7 3372 5658 New Zealand: 41 Britannia Street, Petone, 5046 Tel: +64 4 971 7885 Published by Divine Word Missionaries Incorporated, ABN 51 885 667 646

Society Matters 3 Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 Tu Nghị Tỉnh Dòng Tái Khẳng Định Các Ưu Tiên Truyền Giáo Tu nghị Tỉnh Dòng là một thời gian tích cực, đầy hy vọng của cuộc thảo luận về các ưu tiên trong tương lai của Tỉnh Dòng SVD Australia, với trọng tâm là đổi mới cá nhân và cộng đồng cho sứ vụ, Cha Giám tỉnh Asaeli Rass SVD cho biết. Các kết quả bao gồm một sự tái khẳng định về sự ưu tiên mục vụ cho các cộng đồng người bản địa, cũng như cam kết lại việc mục vụ giáo xứ đa văn hóa và đối thoại liên tôn. “Tôi rất ấn tượng trước sự nhiệt huyết của các anh em trong việc thảo luận về các ưu tiên của Tỉnh Dòng, tập trung đặc biệt là về các khuyến nghị từ Tổng Quyền SVD tại Rôma về việc canh tân cá nhân và cộng đoàn,” Cha Rass nói. “Họ đã thảo luận rất hang say, đề ra những phương cách đào tạo thường xuyên trong đời sống tâm linh và cộng đồng cũng như việc mục vụ tông đồ truyền giáo. “Tôi có thể cảm nhận được các anh em yêu thích việc làm này, thích tham gia vào hoạch định tương lai của Tỉnh Dòng, cũng như suy nghĩ và cầu nguyện để biết những gì mà Chúa đang mời gọi chúng ta làm ngày hôm nay.” Cha Rass nói bài chia sẻ của Đức Giám mục Vincent Long OFM về tính hiệp hành như là một món ăn “giàu dưỡng chất” để suy tư. “Tính hiệp hành này là giấc mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng tất cả chúng ta được dự phần trong đó. Tính hiệp hành thực sự là con đường dẫn đến một cách thức mới cho Giáo hội tương lai, và, với tất cả các khởi đầu, nó có thể có những khó khăn và thách thức. Giám mục Vincent diễn tả điều này rất rõ ràng.” Trong suốt Tu nghị, các anh em đã biểu quyết về một số nghị quyết, cho cả Hội Đồng Tổng Quyền ở Rôma và Hội đồng Tỉnh Dòng, cùng với một số khuyến nghị tới Hội đồng Tỉnh Dòng. Một trong những nghị quyết của Hội đồng Tỉnh Dòng là thành lập một Ủy ban hoạch định đường hướng tương lai cho Tỉnh Dòng, xác định các mục tiêu, mục đích, và trách nhiệm. Ngoài ra còn có các nghị quyết xem xét lại tất cả các chính sách của Tỉnh Dòng; bổ nhiệm một giám đốc cho Trung tâm Linh Đạo Logos ở Alice Springs để tiếp tục cam kết của Tỉnh Dòng đối với linh đạo và thần học bản địa; và tái cam kết sứ vụ đặc biệt về đối thoại liên tôn. Có những nghị quyết để xem xét việc mở rộng mục vụ của Dòng tại các giáo phận khác ở Thái Lan và cũng đề nghị Bề trên và Hội đồng tổng quyền hướng tới việc thành lập Giáo hạt Thái Lan -Myanmar với tư cách là miền truyền giáo. Cha Rass nói rằng việc tái khẳng định ưu tiên cho việc mục vụ người bản địa rất nổi bật trong tiến trình Tu Nghị. “Điều này xác nhận một số cân nhắc trước đây của chúng tôi để cam kết với công việc của chúng tôi với người dân bản địa,” cha nói. “Điều này phù hợp với thực tế hiện nay, đặc biệt là ở Trung Úc, và cũng là Tiếng (Voice) nói sắp tới cho việc vận động ở Nghị Viện. Anh em biết đây không phải là một sứ vụ dễ dàng nhưng nó đáng giá với từng chút mồ hôi và công sức truyền giáo.” Cha Rass nói rằng ngài rất ấn tượng trước sự sẵn lòng của các anh em trẻ đã can đảm nhận những sứ vụ đầy thử thách này. “Sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tin tưởng vào Chúa.” Cha nói.

Society Matters Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 4 SVD Giúp Người Di Cư Và Người Nghèo Vực Dậy Sau Đại Dịch Khi COVID-19 tấn công mọi nẻo đường Sài Gòn ở Việt Nam, mọi người đều bị ảnh hưởng bởi tác động kinh tế, nhưng tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với người di cư, người nghèo và công nhân nhà máy, nhiều người thực sự khó khăn trong việc kiếm sống hoặc nuôi sống gia đình. Một dự án của Dòng Truyền giáo Ngôi Lời tại Việt Nam, được hỗ trợ bởi Tỉnh Dòng Ngôi Lời Úc Châu qua các nhà hảo tâm và các cộng tác viên truyền giáo, đã giúp những người này vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch và giúp họ trở lại công việc thường ngày. Trong một báo cáo về dự án SVD tại Sài Gòn, cha Giuse Trần Minh Hùng cho biết làn sóng COVID thứ tư, từ tháng 5 năm 2021, mang đến nhiều thách thức và khó khăn cho người Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn và các vùng lân cận. “Sự bùng phát nhanh chóng này đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực như giáo dục, kinh tế, tôn giáo, chính trị và đời sống tinh thần của người dân thành phố,” cha nói. Cha Hùng cho biết về giáo dục, học sinh không thể đi học vì lệnh phong tỏa. Về kinh tế, các nhà máy bị đóng cửa, người dân mất việc làm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và điều kiện sống của họ. Và về tôn giáo, nhà thờ đóng cửa đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của giáo dân. “Chính sách phong tỏa khiến mọi thứ đột ngột dừng lại, và mọi người không có đủ thời gian để chuẩn bị,” cha Hùng chia sẻ. “Những người di cư, người nghèo, người lao động bị mắc kẹt trong thành phố, thiếu sự hỗ trợ. “Đồng thời, các dịch vụ giao thông công cộng cũng dừng lại khiến người dân không thể về quê. Họ phải ở lại thành phố với nỗi lo bị lây bệnh và sự thiếu hụt tài chính đã ảnh hưởng đến lương thực, chăm sóc sức khỏe, giá cả leo thang và nhiều ảnh hưởng khác nữa.” Trong khi tỷ lệ tử vong ở Sài Gòn ban đầu rất cao, khi nó bắt đầu giảm, tỷ lệ tử vong ở các tỉnh lân cận bắt đầu leo thang.

Society Matters 5 Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 “Các bệnh viện quá tải, nhiều bệnh viện dã chiến được xây dựng và nhiều tình nguyện viên đã giúp ngăn chặn đại dịch.” Anh em SVD đã thấy tác động tức thời của đại dịch trong những công việc mục vụ. “Trước đại dịch, các Thầy SVD thường dạy giáo lý tại các giáo xứ chung quanh, giúp đỡ người di cư trong thành phố, thăm hỏi động viên các bệnh nhân trong bệnh viện,” Cha Hùng nói. “Tuy nhiên, do đại dịch, chúng tôi cần điều chỉnh chương trình mục vụ của chúng tôi cho phù hợp.” Để đáp ứng nhu cầu của người dân, SVD đã thiết lập một chương trình mới mang tên “Anh em hãy cho họ ăn” (Luca 9:13). “Vì vậy, vào các ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chúng tôi bắt đầu phân phát thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày cho người nghèo,” cha nói. Chương trình bao gồm nấu và chuẩn bị bữa ăn cho người nghèo và người vô gia cư. Ngoài ra còn phát các túi quà cho người nghèo, mỗi túi gồm 10 kg gạo, một chai nước mắm, một chai dầu ăn và một thùng mì tôm. “Chúng tôi không thể làm ngơ trước những đau khổ của những người gặp cảnh khó khăn,” Cha Hùng nói. “Vì thế, chúng tôi thay đổi phương thức mục vụ để tìm cách tiếp cận với những người nghèo, những người kém may mắn, mang đến cho họ niềm an ủi và giúp đỡ họ về thực phẩm. “Chúng tôi chọn giúp đỡ những người nghèo ở Sài Gòn, nhiều người trong số họ là dân nhập cư và bị kẹt lại ở thành phố. “Chúng tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Tỉnh Dòng Úc Châu và các ân nhân. Do đó, chúng tôi rất biết ơn quý vị. “Thay mặt những người nghèo, một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ của quý vị trong những năm qua. Hãy yên tâm, chúng tôi vẫn luôn nhớ cầu nguyện cho quý vị.”

Society Matters Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 6 Giáo dân tại đảo Bathurst dịp Chủa Nhật Lễ Lá Cha Niran với ĐGM Charles Gauci và cha Nguyễn Quốc Hưng, SVD Cha Niran Thực Hiện Bước Nhảy Đức Tin Từ Nga Đến Quần Đảo Tiwi Cha Niran Veigas vừa được sai đến quần đảo Tiwi. Đây là một thế giới hoàn toàn khác so với nơi truyền giáo trước của cha ở Nga. Vị linh mục gốc Ấn Độ này đang đón nhận những thách thức mới. Cha luôn mong đợi được làm quen với người bản xứ và sẽ mang đến cho họ một đều gì đó khác biệt. Cha Niran sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo ở thành phố Mangalore, phía Tây Nam Ấn Độ và cha đã muốn trở thành linh mục khi còn là một cậu bé. “Sau khi biết được đặc sủng của các Hội Dòng khác nhau, tôi thấy đặc sủng của SVD, là những người truyền giáo ở vùng biên giới, đã hấp dẫn tôi,” cha nói. Cha gia nhập Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời vào tháng Sáu năm 1999, khấn Lần đầu năm 2006, khấn Trọn năm 2012 và chịu chức Linh mục ngày 3 tháng Năm năm 2013. Ngay sau khi được thụ phong linh mục, cha đến Nga để thực hiện bài sai truyền giáo đầu tiên, bắt đầu học ngôn ngữ tại Tambov và sau đó nhận sứ vụ tại Giáo xứ St Nicholas, Volgograd, nơi cha đã phục vụ khoảng tám năm. “Ngay khi đặt chân đến Nga, đó là một vùng đất mới và một trải nghiệm mới đối với tôi,” cha chia sẻ. “Tôi cảm thấy ngớ ngẩn vì không biết tiếng Nga. Tôi không thể giao tiếp với bất kỳ ai, vì vậy điều này thách thức tôi học ngôn ngữ một cách nhanh chóng. “Một khi tôi có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp, tôi có thể cảm nhận được sự ấm áp của mọi người. Trong những năm ở Nga, cha Niran chủ yếu tham gia vào mục vụ giáo xứ như dạy giáo lý cho trẻ em, tham gia giới trẻ giáo xứ và nhóm kinh Mân Côi của giáo xứ. “Tôi cũng tham gia vào hoạt động mục vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế, đây là mục vụ khiến tôi hài lòng nhất trong tất cả các mục vụ mà tôi đã từng làm,” cha nói. Cha Niran nói, trong khi việc đào tạo trong Chủng viện đã giúp cha tiếp xúc với nhiều người từ các nền văn hóa và truyền thống khác nhau ở Ấn Độ, tuy nhiên, việc tìm hiểu một nền văn hóa mới rất khác với di sản văn hóa Ấn Độ vẫn là một thách thức lớn. “Nhưng tôi thấy thoải mái,” cha nói. “Làm việc với tư cách là một nhà truyền giáo trong bối cảnh nước Nga thực sự là một thử thách, nhưng với Ân sủng của Chúa, mọi thứ đều có thể.” Cha nói rằng cha rất thích nhìn thấy trận tuyết rơi đầu tiên của mình, chỉ sau đó mới biết được nỗi ám ảnh thực sự khi sống trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt, nơi nhiệt độ xuống tới âm 35o C. “Nga là một đất nước rộng lớn và tôi rất thích lái xe đường xa để cử hành các Bí tích, đôi khi tôi lái đến 350 km hoặc xa hơn. Tôi rất thích đi thăm mọi người,” cha nói. Cha Niran cho biết mặc dù cha vẫn còn mang ơn anh em SVD miền URAL (Nga) vì đã tin tưởng cha và cho cha cơ hội để phát triển, nhưng cha rất mong chờ nhiệm sở mới của cha ở Quần đảo Tiwi, phía bắc Darwin. Cha nói: “Là một nhà Truyền giáo Ngôi Lời, chúng tôi được ban cho nhiều cơ hội và nhiều sứ vụ khác nhau. “Tôi muốn có một sứ vụ khác. Khi tôi đang xem xét các sứ vụ khác nhau, tôi tình cờ thấy mục vụ thổ dân ở miền bắc nước Úc. Việc Mục vụ này đã thu hút tôi và tôi cảm thấy rằng mình có thể đóng góp cho mục vụ này. Và tôi đang ở đây, ở miền đất hứa.”

Society Matters 7 Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 Cha Niran với sinh viên đại học ở Nga Cha Niran với giáo dân ở Nga Cha Niran nói rằng khi ở tại Tỉnh Dòng SVD Úc Châu, ngài cảm thấy như nhà mình ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến Úc và biết ơn Tỉnh Dòng đã đón nhận cha. Cha nói: “Thứ đến, tôi rất biết ơn Tỉnh Dòng SVD Úc Châu vì đã nhận sứ vụ ở quần đảo Tiwi. Sau khi đặt chân đến Sydney, Cha Niran đã dành thời gian với cha Tuyên úy (SVD) cho người Thổ dân ở Trung Úc, để học hỏi và được sự hướng dẫn về công việc mục vụ cho dân bản địa của quần đảo Tiwi. Cha Niran cho biết việc đến quần đảo Tiwi vào tháng Mười Một năm ngoái là một trải nghiệm khó quên. “Chuyến đi kéo dài gần hai tiếng rưỡi, đưa tôi từ Darwin đến đảo Bathurst (Wurrumyanga) trên quần đảo Tiwi,” cha nói. “Trong suốt cuộc hành trình, tôi đã nhớ lại chuyến đi của nhà truyền giáo SVD đầu tiên, Thánh Joseph Freinademetz (18521908), người đã đi từ Hà Lan (Steyl) đến Hông Kông. Cuộc hành trình của ngài thật dài và đầy thử thách, mất năm tuần mới đến nơi.” Ngay khi đến cộng đoàn ở đảo Bathurst (Wurrumyanga), Cha Niran đã tham dự một Thánh Lễ tang. Đó là “một trải nghiệm độc đáo và vô cùng cảm động”. “Người Tiwi đến với nhau như một gia đình để hỗ trợ lẫn nhau và tôn vinh những người thân yêu của họ trong tang lễ. Lễ tang có thể kéo dài cả ngày, bao gồm Thánh Lễ và các bài hát, điệu múa truyền thống xung quanh quan tài. Đây là cách họ thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất và dành cho họ một lời từ biệt xứng đáng. Đó là một trải nghiệm đáng chú ý và đầy cảm xúc đã để lại ấn tượng lâu dài trong tôi.” Trong những ngày tiếp theo, cha dành thời gian lắng nghe người Tiwi và tìm hiểu thêm về văn hóa của họ. “Tôi phát hiện ra rằng họ có một di sản phong phú và đa dạng. Tôi cũng quan sát thấy rằng họ rất kính trọng các linh mục, điều này có được nhờ sự đóng góp to lớn của các vị Thừa Sai Thánh Tâm cho sứ vụ này trong hơn 100 năm. Ở cùng với những người Tiwi là một kinh nghiệm học hỏi không ngừng đối với tôi. “Trong năm tháng ở Quần đảo Tiwi, tôi đã học được nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa Tiwi. Ví dụ, tôi phát hiện ra phong cách hội họa độc đáo của họ, phản ánh lối sống và văn hóa của họ. Người Tiwi cũng có mối liên hệ chặt chẽ với đất liền và biển cả, thể hiện qua các hoạt động săn bắn và đánh cá của họ. Ngoài ra, tôi đã biết về ngôn ngữ và phương ngữ độc đáo của họ, những thứ đã được bảo tồn qua nhiều năm và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. “Trong suốt 5 tháng qua, tôi đã trải qua sự chào đón nồng nhiệt của người dân Tiwi, và tôi đánh giá cao truyền thống và phong tục của họ đã ăn sâu vào lối sống của họ như thế nào. Với tư cách là một Nhà truyền giáo Ngôi Lời (SVD), tôi cảm thấy đặc sủng của chúng ta là phù hợp để làm việc với những dân tộc bản địa. Phương cách truyền giáo của chúng ta nên bám rễ trong văn hóa của họ. Mặc dù có thể có nhiều thử thách, nhưng chúng tôi, những nhà truyền giáo Ngôi Lời, đến đây để đồng hành cùng với mọi người và đóng góp cho sứ vụ này. Tôi nhớ đến những lời của Thánh Arnold Janssen, “Hãy mang Tin Mừng đến cho mọi người, thông truyền Tin Mừng cho mọi người. Không phải chỉ dành cho một vài người hay một khoảng thời gian giới hạn.” Hãy để Thánh Arnold Janssen chúc lành cho sứ vụ của chúng ta.”

Society Matters Số 33 Quý 2 | Mùa đông 2023 8 www.divineword.org.au @svdaus Society Matters Bản tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời – Úc Châu Đóng góp cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời – Úc Châu Quỹ viện trợ nước ngoài có thể được thực hiện trực tuyến tại: www.divineword.org.au hoặc bằng cách gửi thư tới: Divine Word Missionary Appeal Office, Locked Bag 3, Epping NSW, 1710, Australia. +61 2 9868 9015 | +61 2 9868 2666 Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo - Chúng Tôi Cầu Nguyện Cho Quý Vị Và Gia Đình Của Quý Vị Quý vị đã nghe nói về Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo chưa? Đây là Hiệp hội cầu nguyện của Dòng Truyền giáo Ngôi Lời và đã hoạt động trên khắp thế giới trong hơn 100 năm qua. Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo được thành lập theo giáo luật bởi những nhà truyền giáo Ngôi Lời vào năm 1910. Mục đích là giúp phục vụ đời sống tâm linh của quý vị và hỗ trợ mục vụ của những nhà truyền giáo Ngôi Lời. Chúng tôi mời các cộng tác viên truyền giáo của mình tham gia Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo bằng cách đăng ký cho những người thân, còn sống hoặc đã qua đời, và các nhu cầu đặc biệt của họ. “Việc ghi danh vào Hiệp Hội là một món quà tinh thần,” Thư ký Truyền giáo Tỉnh Dòng Úc Châu, cha Nguyễn Hoàng Việt SVD, nói. “Điều này thể hiện sự quan tâm của người xin Lễ. Việc ghi danh này cũng phù hợp cho người đang bị bệnh hoặc người đã qua đời, và cũng để công nhận ngày sinh nhật, lễ kỷ niệm hoặc những dịp đặc biệt khác. “Bằng cách đó, họ được liên kết về mặt tinh thần trong các Thánh Lễ và lời cầu nguyện của hơn 6.000 linh mục, tu sĩ và chủng sinh Dòng Ngôi Lời trên khắp thế giới, đảm bảo rằng những ý nguyện đặc biệt của quý vị sẽ được nhớ đến.” Năm thánh lễ ở bảy quốc gia khác nhau được cử hành mỗi ngày cho các thành viên của Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo. Người (được) xin lễ sẽ nhận được một giấy chứng nhận thành viên đặc biệt. Đăng ký thành viên có sẵn trong bốn hạng mục: Một năm hoặc vĩnh viễn cho từng cá nhân và một năm hoặc vĩnh viễn cho gia đình. Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo đã được Đức Giáo Hoàng Pius XII chấp thuận và được xác nhận bởi tất cả các Giáo Hoàng kế vị. “Chúng tôi đánh giá cao Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo. Chúng tôi rất mong muốn và hy vọng rằng đây sẽ là nguồn hỗ trợ cho Giáo Hội trong công việc truyền giáo. Tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả những ai đã ghi danh và cho những ai truyền bá Hiệp Hội Thánh Lễ Truyền Giáo”. (Vatican, 3/11/1979)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=