Society Matters | Volume 33 No. 1 | Autumn 2023 [Vietnamese]

Society Matters 1 Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 Society Matters Sinh Hoạt Truyền Giáo Dòng Ngôi Lời Bản Tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời - Úc Châu …Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận... . (Cv. 20:35)

Society Matters Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 2 Tâm tình của Bề Trên Giám Tỉnh Quý vị thân mến, Chào mừng quý vị đến với ấn bản Society Matters đầu tiên của năm 2023. Trong Thông điệp nhân ngày Hòa Bình Thế Giới vào ngày 1 tháng 1, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi chúng ta “đồng hành cùng nhau, trân trọng những bài học mà lịch sử đã dạy cho chúng ta”. Ngài lưu ý rằng trong khi cuộc khủng hoảng của đại dịch COVID-19 đang qua đi, những ảnh hưởng của nó đối với rất nhiều người trên thế giới vẫn còn đó. Nhiều người nghèo nhất trên thế giới vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự gián đoạn hệ thống kinh tế mong manh của họ, cũng như những thách thức liên tục trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và v.v. Ấn bản Society Matters lần này sẽ kể về những hoạt động mà anh em truyền giáo Ngôi Lời (SVD) ở Zambia đang làm để giúp cung cấp những nhu yếu phẩm cơ bản cho một số thành viên dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng của họ - những người lớn tuổi. Những người lớn tuổi này, vốn thường phụ thuộc vào các gia đình trẻ hơn để sinh tồn, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình, nhiều người đang phải đối mặt với đói kém. Anh em Ngôi Lời đang cung cấp cho họ một số nhu yếu phẩm để sống. Trong thông điệp Năm Mới của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta đang đối mặt với những tác động của hai cuộc khủng hoảng kép – tác động của đại dịch và chiến tranh ở Ukraine. “Phản ứng của chúng ta phải mang tính cá nhân. Chúng ta phải để trái tim mình được thay đổi bởi kinh nghiệm của chúng ta về cuộc khủng hoảng,” Ngài chia sẻ trong thông điệp của mình. “Chúng ta không còn có thể chỉ nghĩ đến việc tạo ra không gian cho lợi ích cá nhân hoặc quốc gia của mình, ... thay vào đó chúng ta phải nghĩ về lợi ích chung.” Và ngài kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm và tất cả những người nam nữ có thiện chí “thúc đẩy các hành động giúp tăng cường hòa bình và chấm dứt các cuộc xung đột và chiến tranh vốn tiếp tục gây ra nghèo đói và chết chóc, cùng chung tay chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và thực hiện các biện pháp rõ ràng và hiệu quả để chống biến đổi khí hậu, để chống lại virus bất bình đẳng và để đảm bảo sự đầy đủ lương thực và quyền lao động xứng với nhân phẩm cho tất cả mọi người, hỗ trợ những người không có ngay cả mức lương tối thiểu và rơi vào tình trạng khó khăn kinh khủng.” Bước vào năm 2023, có lẽ đây là những mục tiêu quan trọng cần ghi nhớ. Chúng tôi cảm ơn anh em Ngôi Lời ở Zambia và ở rất nhiều nơi khác trên thế giới, những người đang mang lại hiệu quả thiết thực cho những ước vọng này bằng cách vươn tới những người trong cộng đồng địa phương của họ với tình yêu và lòng thương cảm. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến quý vị, những cộng tác viên truyền giáo đã luôn hết lòng ủng hộ chúng tôi trong những công việc thiện nguyện này. Hiệp nhất trong Ngôi Lời, Lm. Asaeli Rass SVD Bề Trên Giám Tỉnh Trang bìa: SVD ở Zambia đang hỗ trợ cả gia đình và người già chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhiều người đang phải đối mặt với nạn đói. Đọc thêm ở trang 4-5. Appeal Office: 199 Epping Road, Marsfield NSW Locked Bag 3, Epping NSW 1710 Australia Telephone: +61 2 9868 2666 Victoria: 100 Albion Road, Box Hill, Vic 3128 Tel: +61 3 9890 0065 Queensland: 96 Lilac Street Inala QLD 4077 Tel: +61 7 3372 5658 New Zealand: 41 Britannia Street, Petone, 5046 Tel: +64 4 971 7885 Published by Divine Word Missionaries Incorporated, ABN 51 885 667 646

Society Matters 3 Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 Cha Trịnh Minh Tín, SVD Được Thụ Phong Sứ Vụ Truyền Giáo Vào tháng 11 vừa qua, Dòng Ngôi Lời đã hân hoan cử hành Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho thầy Trịnh Minh Tín, SVD do Đức cha Tim Norton SVD, Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo phận Brisbane chủ tế Thánh Lễ. Thánh Lễ được diễn ra tại Giáo xứ St. Christopher, Syndal ở Melbourne, nơi thầy Tín đang phục vụ trong chức vụ Phó tế nơi có những sự đóng góp của cộng đồng người Việt. Cha mẹ và gia đình thầy Tín cũng hiện diện. Họ đã đến từ Việt Nam và Hoa Kỳ. Đức cha Tim đã được tấn phong Giám Mục vào đầu năm 2022. Ngài đã chúc mừng thầy Tín khi thầy chọn bài Tin Mừng theo thánh Matthêu, trong đó Chúa Giêsu vạch ra ý nghĩa của việc làm lớn: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm đầy tớ anh em”. Ngài nói: “Thật dễ dàng biết bao khi chúng ta đòi hỏi những điều sai trái, giống như Gioan, Giacôbê và mẹ của họ đã làm vậy”. “Thật nhanh chóng biết bao, chúng ta áp dụng các tiêu chuẩn của trần gian cho sự lãnh đạo, đặc biệt là trong Giáo hội như Đức Giáo Hoàng, Giám mục, tu sĩ, linh mục. Chúng ta làm như tổng thống và các chính trị gia. Chúng ta áp dụng những tư tưởng lãnh đạo đó.” “Vì vậy, tôi thực sự rất vui vì thầy đã chọn bài Tin Mừng này, như một lời nhắc nhở rằng quyền hành, sự lãnh đạo, cũng là một hình thức phục vụ. Và những người thực hiện nó, phải chịu đựng. “Triều đại của Thiên Chúa thực sự được xây dựng trên mức độ phục vụ này. Chúng ta tạo nên sự khác biệt bởi chiều sâu của lòng quảng đại phục vụ của chúng ta. Tất cả chúng ta.” Đức cha Tim nói: “Mỗi người chúng ta, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, phải nhận ra cách Thiên Chúa muốn chúng ta phục vụ. “Cha Tín sẽ phục vụ với tư cách một linh mục. Những người khác trong số chúng ta sẽ đóng vai trò là cha mẹ, cô dì chú bác, công nhân, nông dân, người lao công, giáo viên …vì vậy, tinh thần vĩ đại là chuyển từ việc bị cuốn vào những mối quan tâm của chính mình sang việc bắt đầu quan tâm đến những nhu cầu thực sự của người khác.” Sau bài giảng, nghi thức truyền chức được diễn ra. Đức cha Tim đặt tay và xức dầu cho thầy Tín, sau đó Kinh Cầu Các Thánh được hát lên. Cha Tín hứa sẽ là một linh mục trung thành. Kết thúc Thánh Lễ, Tân Linh mục đọc lời tạ ơn. “Đầu tiên và trên hết, con muốn nói lời tạ ơn tới Thiên Chúa, người đã tạo dựng nên con, trước khi con được sinh ra, Người tin tưởng, yêu thương con vô điều kiện và luôn ủng hộ con trong suốt thời gian qua,” Cha Tín nói. “Con cũng đặc biệt tạ ơn Mẹ Maria, người mà con luôn tìm đến, để cầu nguyện khi con buồn rầu, thất vọng. Và tạ ơn Chúa đã ban cho con gia đình, cha mẹ … con xin cảm ơn cha mẹ rất nhiều vì đã ủng hộ con trong suốt thời gian qua, cha mẹ là những người thầy, những người bạn đầu tiên trong cuộc đời con.” Cha Tín cũng cảm ơn các anh em SVD và các nhà đào tạo của mình cũng như tất cả những người đã cộng tác vào Thánh Lễ truyền chức. Kết thúc Thánh Lễ, cha Giám tỉnh Asaeli Rass, SVD đã thông báo với cộng đoàn rằng bài sai truyền giáo đầu tiên của cha Tín là Đài Loan.

Society Matters Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 4 Các Nhà Truyền Giáo Ngôi Lời Ở Zambia Mở Rộng Sự Giúp Đỡ Cho Người Già ‘Bị Bỏ Rơi’ Tại một giáo xứ bên bờ sông Zambezi ở Zambia, các nhà truyền giáo Ngôi Lời đang làm việc chăm chỉ để cải thiện cuộc sống của người dân, đặc biệt tập trung vào việc hỗ trợ người già và người khuyết tật. Giáo xứ thánh Arnold Janssen được thành lập vào năm 2003. Đây là một giáo xứ lớn, trải rộng khắp quận Mwandi, và phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn khác nhau. SVD cũng có mặt tại Giáo xứ thánh Frances ở Dambwa trong cùng Giáo phận Livingstone. Cha Rajesh Praveen D’Souza, SVD, cho biết: “Làng Mwandi nằm dọc theo bờ sông Zambezi, ngăn cách Zambia và Namibia”. “Giống như các khu vực khác của tỉnh phía tây Zambia, Mwandi được bao phủ bởi lớp cát rất sâu, không đủ màu mỡ để canh tác và nông nghiệp. “Khu vực Mwandi là vùng bán khô hạn với điều kiện khí hậu khô và nhiệt độ cao vào mùa hè, rất lạnh vào mùa đông và lũ lụt vào mùa mưa. “Kết quả là sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản như nước, thiếu giáo dục và thiếu chăm sóc sức khỏe. Cơ hội việc làm là tối thiểu, nếu có.” Cha Rajesh cho biết hầu hết người dân trong giáo xứ là người thuộc bộ tộc Lozi. Về mặt văn hóa, đời sống của người dân nơi đây chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa tín ngưỡng và tập quán cổ truyền. Do đó, cần có một cuộc đối thoại ngôn sứ với nền văn hóa.” Trong văn hóa Lozi, người già được coi là một trong số những người bị cộng đồng bỏ rơi nhiều nhất, ngoài trẻ em và thanh thiếu niên,” cha Rajesh nói. “Trong khi ở các nền văn hóa khác, người già luôn được con gái chăm sóc chu đáo chứ không phải con trai, thì thực tế này không xảy ra ở văn hóa Lozi,” cha chia sẻ. “Phụ nữ Lozi lấy chồng bỏ bố mẹ để theo chồng. Hậu quả của việc này là cha mẹ của họ không được chăm sóc chu đáo khi về già. “Tệ hơn nữa, những người già phải chịu đựng rất nhiều nếu họ bị bỏ lại trong nhà với những người con trai đã lập gia đình. Con trai họ sẽ không quan tâm cha mẹ già vì họ cũng cần phải chăm sóc vợ con.” Cha Rajesh nói rằng đại dịch COVID-19 đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. “Những người già gặp khó khăn về tài chính và tìm đến giáo xứ để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, với việc giáo xứ nằm trên biên giới hai nước, việc phong tỏa, đóng cửa biên giới cũng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của những người lớn tuổi. “Một số lĩnh vực kinh doanh đóng cửa và chi phí sinh hoạt tăng cao đã dẫn đến nạn đói. Cuộc sống hàng ngày của họ rất khó khăn vì nghèo đói.” Cha Rajesh cho biết có hơn 50 người già sống trong giáo xứ, hầu hết họ đều nghèo khổ. Ngoài ra còn có một số trẻ em tàn tật và người tàn tật sau tai biến cần được chăm sóc. Cha nói “Chúng tôi dự định giúp họ trong việc cung cấp lương thực thực phẩm và những nhu cầu cơ bản để họ sống”. Chương trình cứu trợ của SVD nhằm giúp giáo dân nghèo những nhu yếu phẩm như dầu ăn, gạo và xà phòng với mục đích giúp đỡ những người dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Society Matters 5 Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 SVD ở Zambia • Zambia là quốc gia không có biển, nằm ở phía nam Châu Phi. • Quốc gia này ra đời khi thuộc địa Rhodesia của Anh trở thành quốc gia độc lập của Zambia vào năm 1964. • Sau vài năm độc đảng cai trị, các cuộc bầu cử gần đây đã được coi là tự do và công bằng mặc dù sự quấy rối của đảng đối lập và bất ổn chính trị khác tiếp tục. • Dân số Zambia là 17 triệu người. Trong số này, 95,5% là Kitô hữu (Công Giáo là 20,2 phần trăm), Người Hồi giáo 1% , người theo đạo Hindu, đạo Bahai, đạo Phật 1,7% và những người không có tôn giáo là 1,8% của dân số. • Phần lớn người Zambia là nông dân tự sản xuất. • Tỷ lệ biết chữ là 70,9% đối với nam giới và 56% đối với nữ và tuổi thọ chỉ là 52,7 năm. • Tỉnh Dòng Zambia được thành lập như là sứ vụ của SVD năm 2014, được tách từ Tỉnh Dòng Botswana. SVD tập trung chủ yếu vào việc truyền giáo tại các giáo phận nơi họ hiện diện. Gia đình và thanh niên cũng là những đối tượng được ưu tiên, cùng với việc nâng cao sứ vụ hoạt động tông đồ Thánh Kinh và Truyền Thông. • Trong Tuyên ngôn sứ vụ của họ, các thành viên SVD ở Zambia nói rằng họ “cố gắng chia sẻ những giấc mơ hàng ngày và cuộc đấu tranh của mọi người.” • Các mục vụ truyền giáo chính ở Zambia là mục vụ giáo xứ, giáo dục, mục vụ xã hội và mục vụ nhà tù. • Có các cộng tác viên giáo dân được thành lập tại ba giáo xứ SVD. • Các vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực Công lý, Hòa bình và Tính Toàn Vẹn của Tạo vật bao gồm nạn phá rừng, khai thác mỏ tràn lan, quản lý chất thải kém, tiết kiệm nước và năng lượng. • Những thách thức về truyền thông cũng là vấn đề, như phí truy cập vào internet thì đắt đỏ và dịch vụ không ổn định so với các nước khác. Giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi cũng hỗ trợ giáo dân của mình trong đại dịch mà nhiều người trong số họ là người già. Giáo xứ nằm cách thị trấn Kabwe khoảng 8 km và có khoảng 2.600 giáo dân. Cha Rajesh nói: “Tình hình kinh tế của cộng đoàn giáo xứ đang khó khăn. Hầu hết giáo dân đều canh tác trang trại nhỏ, trồng ngô và rau chỉ cho họ đủ dùng”. “Nhiều người trong số họ là người về hưu, góa phụ và góa vợ tự chăm sóc con cái mình và những người họ hàng đơn chiếc. “Khu vực này có nhiều vấn đề xã hội, chẳng hạn như thất nghiệp, nghiện rượu, mang thai ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, hôn nhân tan vỡ, môi trường xuống cấp và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.” SVD ở Zambia cũng có các dự án đang được triển khai tập trung vào giáo dục cho trẻ em dễ bị tổn thương, hỗ trợ xã hội cho các gia đình và trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ. “Tất nhiên, tôi đang cung cấp khóa học miễn phí. Chương trình này được đánh giá rất cao vì nó đã giúp cải thiện cuộc sống của những người trẻ và gia đình của họ trong làng Sankhomphatthana.

Society Matters Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 6 Nhà thờ Công Giáo Và Thánh Đường Hồi Giáo Ở Làng Indonesia: Một Giấc Mơ Trở Thành Sự Thật Đối Với Cha Boni Khi cha Boni Buahendri, SVD nhận thấy sự cần thiết để có một ngôi nhà thờ Công giáo và một thánh đường Hồi giáo tại ngôi làng quê Indonesia của mình, cha đã cùng với những người trong làng bắt đầu thực hiện ước mơ này. Cha nói: “Dự án ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng.” Ngôi làng Compang ở West Manggarai Regency trên đảo Flores là nơi sinh sống của hầu hết người Công Giáo, nhưng cũng có một số lượng đáng kể người Hồi giáo. Do vị trí địa lý xa xôi nên người dân rất cần các cơ sở thờ phượng. Cha nói: “Người dân đến từ hai tôn giáo và họ sống cạnh nhau, cả hai cộng đồng đều rất hòa thuận và thậm chí chia sẻ các ngày lễ tôn giáo quan trọng. “Đối với người Công Giáo, vì ở rất xa giáo xứ nên họ rất cần một nhà thờ trong làng. “Và để có một thánh đường Hồi giáo nhỏ và đơn sơ ở nơi đó, điều này thực sự là một vấn đề.” Cha Boni, hiện đang là linh mục chánh xứ ở Giáo xứ Thánh Máccô, Inala, Brisbane cho biết người Công Giáo và người Hồi giáo ở làng Compang có chung một tổ tiên và vì vậy mọi người đều được coi là gia đình. “Tôi là người Công Giáo, nhưng chú và cô của tôi là người Hồi giáo, vì vậy tôi phải suy nghĩ, ước vọng và cầu nguyện cho cả hai,” cha nói. Phải mất bốn năm để gây quỹ cần thiết để xây dựng ngôi nhà thờ và thánh đường Hồi giáo. Cha Boni đã làm việc cùng với nhiều bạn bè và bạn học trên khắp Indonesia để giúp thực hiện điều đó. “Tôi yêu cầu họ đưa ra đề xuất chính thức, và sau đó chúng tôi làm việc cùng nhau để gây quỹ,” cha nói. “Và linh mục quản xứ ở đó, là một nhà truyền giáo Ngôi Lời, ngài cũng giám sát nó.” Tại lễ khánh thành và ban phép lành cho hai nơi thờ tự, cha Boni cho biết nhà thờ và thánh đường Hồi giáo ở làng Compang là “biểu tượng và mô hình của sự khoan dung hài hòa dựa trên nền văn hóa bản địa của Indonesia và Flores”. Cha hy vọng dự án sẽ là một hình mẫu điển hình cho các làng và khu vực khác trong cả nước. Cha nói: “Sự khoan dung không thể chỉ được thảo luận ở cấp độ khoa học, thông qua các cuộc hội thảo hay hội nghị, mà phải bắt nguồn từ văn hóa của cộng đồng. “Sự khoan dung phải dựa trên văn hóa và tôn trọng văn hóa bởi vì các giá trị văn hóa hình thành tính cách của một người trước các nguyên tắc tôn giáo. “Sự khoan dung tôn giáo phải dựa trên nền tảng văn hóa và sự hợp tác của cộng đồng cấp cơ sở. Đây là sự khoan dung thực sự.” Cha Boni cho biết dự án làng Compang là một ví dụ cơ bản về sự dấn thân của SVD trong việc đối thoại liên tôn. “Nó liên quan rất nhiều đến đặc sủng và linh đạo của SVD,” cha nói. “Đó là một biểu hiện thực tế của đặc sủng và linh đạo đó, đáp ứng nhu cầu của người dân.” Ngôi Nhà thờ mới của dân làng Compang. Cha Boni Buahendria SVD và đội bóng tròn trước nhà thờ mới. Ngôi Thánh đường Hồi giáo nơi tiếp đón hầu hết những dân làng theo đạo Hồi.

Society Matters 7 Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 Tận Mắt Chứng Kiến Tính Hiệu Quả Của Những Dự Án Qua Chuyến Viếng Thăm Madagascar Các dự án do Tỉnh Dòng SVD Úc Châu tài trợ tại Madagascar nhờ lòng quảng đại của các ân nhân và các cộng tác viên truyền giáo đang giúp những người dân địa phương có được một số nhu cầu cơ bản nhất, cha Sunil Nagothu SVD nói sau một chuyến thăm gần đây đến đảo. Cha Sunil đã đến thăm Madagascar năm ngoái, đại diện cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời Úc Châu trong Thánh Lễ Tạ Ơn của Cha Francois d’Assise Andrianihantana SVD, người đã được phong chức Linh Mục ở Melbourne vào tháng 11 năm 2021, nhưng không thể cử hành Thánh Lễ mở tay của ngài ở quê nhà trong chín tháng qua, do bị đóng cửa biên giới vì đại dịch. Chuyến thăm của cha Sunil cũng nhằm gặp gỡ Ban đào tạo Madagascar để phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai Tỉnh Dòng trong việc hỗ trợ đào tạo chủng sinh từ Madagasca. Khi ở Madagascar, nơi được xếp vào danh sách những nước nghèo nhất trong các quốc gia trên thế giới, cha Sunil đã có thể dành thời gian thăm các cộng đoàn SVD, họ đã cho cha biết tình hình của người dân và những nỗ lực của SVD trong việc giúp đỡ họ phát triển. “Đó là một sự mở mang tầm mắt, thật sự là vậy,” cha nói. “Họ thiếu thốn nhiều thứ, đặc biệt là những thứ rất căn bản, như nước uống, thức ăn và thuốc men.” “Anh em SVD có nhiều cộng đoàn vùng xa để đến thăm và họ chỉ đến được đó bằng cách đi bộ. Họ làm việc với các giáo lý viên. Phải mất bốn giờ đi bộ mới đến một ngôi làng và họ ở lại qua đêm, cử hành các bí tích và sau đó lại đi tiếp. Họ phải mang theo thức ăn và nước uống. “Có những nơi xa xôi cần phải đến và lúc này, mọi người đều mệt mỏi. Không có nguồn nước và không có đường đi. Nó là một hòn đảo lớn, nhưng rất khô, không có nước trên hầu hết hòn đảo, ngoại trừ trong hai tháng gió mùa. Trên hết, tỷ lệ thất nghiệp và mù chữ rất cao. Đời sống ở đây thực sự khó khăn.” Ngoài sự hiện diện để ban các Bí tích, các nhà truyền giáo đang làm việc không mệt mỏi ở vùng nông thôn Madagascar để cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, từ việc dạy dỗ các trẻ em, đến việc giáo dục về công lý và hòa bình cho người lớn, các dự án sức khỏe cho phụ nữ, cũng như việc tái trồng rừng bảo vệ môi trường. Tỉnh Dòng Úc cũng hỗ trợ một dự án giúp chăm sóc cho các cặp song sinh ở Giáo phận Mananjary, nơi một trong các bộ lạc tin rằng sinh đôi là một điềm xấu và họ buộc cha mẹ hoặc phải bỏ cặp song sinh của họ trong trại trẻ mồ côi hoặc phải bị bộ tộc xa lánh. Cha Sunil nói chuyến đi này đã cho cha thấy được người dân bản địa đánh giá cao sự hiện diện của các nhà truyền giáo SVD trong cộng đồng của họ. “Người dân nghèo, nhưng họ không coi mình là nghèo, họ hạnh phúc và hài lòng với những gì họ có,” cha nói. “Niềm tin của người dân cũng rất mạnh mẽ và họ đến tham dự các Thánh lễ rất đông. “Các anh em ở đó rất vui vẻ và hết lòng phục vụ. Họ chào đón tôi đến viếng thăm họ. Tôi biết họ cũng rất biết ơn sự hỗ trợ mà họ đã nhận được từ Tỉnh Dòng Ngôi Lời Úc Châu thông qua những tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân.” Cha Peter Rego SVD với những cặp song sinh được tỉnh Dòng Ngôi Lời Úc Châu hỗ trợ về thực phẩm và y tế. Cha Sunil Nagothu SVD với chủng sinh, nhân viên và anh em Ngôi Lời đang truyền giáo tại Madagascar.

Society Matters Số 33 Quý 1 | Mùa Thu 2023 8 Các quỹ huy động được, cùng với sự hỗ trợ của Tỉnh Dòng Úc, đã cho phép Tỉnh Dòng mua một chiếc campervan và giúp các nhà truyền giáo ở miền Trung nước Úc ở lại lâu hơn với các cộng đồng thổ dân xa xôi. Chiếc xe bán tải dùng để chở campervan đã được mua, và các chi tiết còn thiếu khác sẽ sớm được trang bị. Trước đó, các nhà truyền giáo đã lái xe hàng trăm cây số để đến các cộng đồng người Thổ dân, nhưng thông thường, sau khi cử hành Thánh Lễ hoặc ban các Bí tích, họ phải lái xe một quãng đường dài để trở về lại Alice Spings. “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là được ở bên anh chị em Thổ dân và dành thời gian cho họ, làm quen với họ cũng như văn hóa và lối sống của họ,” cha Olivier Noclam SVD nói. “Chúng tôi chân thành cảm ơn mọi người đã giúp đỡ chúng tôi trong việc thi hành sứ vụ của mình.” Sự Quảng Đại Đáp Trả Lại Lời Kêu Gọi Đặc Biệt Đang Làm Thay Đổi Cuộc Sống Những cộng tác viên truyền giáo của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Úc Châu đã quyên góp được hơn 70.000 USD trong những tháng gần đây cho hai lần kêu gọi đóng góp cho sứ vụ đặc biệt – để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraina và để mua một campervan cho việc đi mục vụ đến các cộng đồng Thổ dân vùng sâu ở miền Trung nước Úc. “Chúng tôi rất biết ơn tấm lòng hảo tâm của những người đã ủng hộ cho những lời kêu gọi đặc biệt này,” cha Nguyễn Hoàng Việt SVD, Thư ký Truyền giáo nói. “Trong cả hai lần quyên góp trên, quỹ đã được đưa vào sử dụng, nhằm bảo đảm rằng số tiền quyên góp được từ lòng hảo tâm của quý vị phải được dùng cho các cộng đồng cần sự hỗ trợ nhiều nhất.” Cha Việt nói việc kêu gọi gây quỹ cho Ukraina được 41.000 USD là một phần của lời kêu gọi của cha Bề trên Tổng quyền SVD ở Rôma để hỗ trợ công việc của các cộng đoàn SVD ở Ukraina và Ba Lan , nơi mà họ đã và đang giúp đỡ những gia đình có cuộc sống khó khăn vì bị chia cắt bởi cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraina. Các nhà truyền giáo Ngôi Lời ở Ukraina đã ở lại với người dân của họ kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai để giúp tổ chức cứu trợ về thực phẩm và chỗ ở cho những người có nhu cầu và tiếp tục cử hành các Bí tích. Tại Ba Lan, các nhà truyền giáo SVD cũng đang tiếp nhận người tị nạn từ Ukraina trong những cộng đoàn của họ ở Chludowo, Krynica, Morska, Lublin, Nysa và Warsaw. Trong khi đó, tại quê hương Úc, khoảng 31,000 USD đã được gây qua việc kêu gọi đặc biệt nhằm mua một Campervan để hỗ trợ cho việc Mục vụ Tuyên úy Thổ dân Công Giáo ở miền Trung nước Úc. Cha Ollie Noclaim SVD trên chiếc xe bán tải mới mua và sẽ được lắp campervan SVD đang trợ giúp thực phẩm và chỗ ở cho người tỵ nạn Ukraine Cha Bề Trên Tổng Quyền Budi Kleden viếng thăm Ukraine www.divineword.org.au @svdaus Society Matters Bản tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời – Úc Châu Đóng góp cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời – Úc Châu Quỹ viện trợ nước ngoài có thể được thực hiện trực tuyến tại: www.divineword.org.au hoặc bằng cách gửi thư tới: Divine Word Missionary Appeal Office, Locked Bag 3, Epping NSW, 1710, Australia. +61 2 9868 9015 | +61 2 9868 2666

RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=