Society Matters | Volume 32 No. 3 | Spring 2022 [Vietnamese]

Society Matters 1 Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 Kẻ mọn hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi, ai nghèo túng, Người cất nhắc từ đống phân tro. (Psalm 113:7) Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 Society Matters Sinh Hoạt Truyền Giáo Dòng Ngôi Lời Bản Tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời - Úc Châu

Society Matters Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 2 Tâm tình của Bề Trên Giám Tỉnh Anh chị em thân mến, Cách đây vài tuần, tôi được vinh dự tham gia phiên họp thứ 2 của Hội đồng toàn thể Giáo hội Úc Châu lần thứ 5, được tổ chức tại Sydney. Đó là khoảng thời gian thú vị, khi các thành viên trong Hội đồng cố gắng tìm ra một đường hướng tương lai cho Giáo hội ở Úc Châu, dưới sự hướng dẫn và tác động của Chúa Thánh Thần. Dẫu không phải lúc nào hội nghị cũng diễn ra suôn sẻ, nhưng một trong những điều đáng khích lệ của Hội đồng là Sứ Vụ luôn được đặt làm điểm cốt lõi. Thực ra, mục tiêu đã nêu của Hội đồng là hướng tới một Giáo hội truyền giáo hơn nữa, ‘một Giáo Hội lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm, đối thoại trong tinh thần cởi mở, đổi mới và canh tân’. Chúng ta vẫn thường nói rằng Giáo Hội không có một sứ mạng, Giáo Hội chính là sứ mạng - nghĩa là, lời mời gọi các tín hữu chia sẻ cuộc sống của mình trong Đức Kitô cùng với những người khác phải là trung tâm điểm của những ai thuộc về Giáo Hội. Với tư cách là những nhà truyền giáo Dòng Ngôi Lời, chúng tôi cố gắng thực hiện điều đó, thông qua những gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “Văn hóa Gặp gỡ”. Đó là, chúng tôi đồng hành với mọi người trong chính cuộc sống của họ, đặc biệt là những người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội và chính trong cuộc gặp gỡ này, chúng tôi sống sứ vụ của mình. Là những cộng tác viên truyền giáo, anh chị em cũng là một phần của Văn hóa Gặp gỡ này, bởi vì anh chị em cộng tác với công việc truyền giáo của chúng tôi theo nhiều cách khác nhau và giúp chúng tôi biến sứ vụ thành hiện thực. Như anh chị em sẽ thấy trong báo cáo tài chính năm nay ở trang số 8, anh chị em đã hỗ trợ trong công việc trợ giúp cụ thể cho những người nghèo trên toàn cầu. Cho dù đó là việc giúp đỡ trẻ em nghèo và mù chữ được cắp sách đến trường, tạo điều kiện để những người phụ nữ học các kỹ năng để đảm bảo tài chính cho họ cũng như gia đình, giáo dục và hỗ trợ những người bị AIDS, cứu trợ đại dịch, chăm sóc người tàn tật và người cao niên. Đây là dung mạo của những con người thuộc về Văn hóa Gặp gỡ. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và gia đình của anh chị em. Hãy yên tâm, chúng tôi luôn nhớ tới anh chị em trong lời cầu nguyện. Hiệp nhất trong Ngôi Lời, Lm. Asaeli Rass SVD Bề Trên Giám Tỉnh Trang bìa: Một trong những công việc của trung tâm trợ tế xã hội Janssen ở bang Talangana, Ấn độ là cung cấp gạo và những nhu yếu phẩm cho những phụ nữ nghèo trong cộng đồng. Xem trang 6 & 7… Appeal Office: 199 Epping Road, Marsfield NSW Locked Bag 3, Epping NSW 1710 Australia Telephone: +61 2 9868 2666 Victoria: 100 Albion Road, Box Hill, Vic 3128 Tel: +61 3 9890 0065 Queensland: 96 Lilac Street Inala QLD 4077 Tel: +61 7 3372 5658 New Zealand: 41 Britannia Street, Petone, 5046 Tel: +64 4 971 7885 Published by Divine Word Missionaries Incorporated, ABN 51 885 667 646

Society Matters 3 Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 “Chúng tôi chưa hề rời đi” - Những nhà truyền giáo đồng hành với người dân Ucraina Các nhà truyền giáo Dòng Ngôi Lời ở Ucraina đã đồng hành cùng người dân của họ kể từ khi cuộc tấn công của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 bằng việc thành lập các tổ chức giúp đỡ, cung ứng thực phẩmvà nơi ở cho những người có nhu cầu và tiếp tục cử hành các bí tích cho họ. ChaWojciech Zółty, SVD, Bề trên địa phương, trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Vatican đã nói: “Chúng tôi chưa hề rời đi”. “Tất cả những gì chúng tôi có thể nghĩ đến là những điều chúng tôi cần phải làmđể hiện diện với mọi người và làm thế nào để chúng tôi có thể giúp họ”. ChaWojciech là một trong hai nhà truyền giáo của SVD hiện đang làmviệc tại Ucraina. Các nhà truyền giáo Ngôi Lời đã khẩn trương biến trung tâm tĩnh tâm của họ ở miền namUcraina thành nơi cư ngụ cho những người đang trốn chạy khỏi cuộc chiến. Ngài nói: “Chúng tôi đã chào đón những người tị nạn từ Kiev, Kharkiv và Donetsk và họ ở lại với chúng tôi tại trung tâm.” “Một số gia đình ở lại lâu hơn, trong khi, một số người khác tìm kiếmmột nơi trú ngụ khác cùng với các thành viên trong gia đình của họ. “Điều khiến tôi sợ nhất là nỗi buồn mà tôi đã chứng kiến, một sự tuyệt vọng thẳm sâu. Họ dành tất cả thời gian để dò hỏi về gia đình và những người thân yêu cũng như nỗ lực tìm kiếm nếu những người thân yêu ấy vẫn còn sống và đang được an toàn”. Cũng ở Ucraina còn có cha Adam Kruczynski, SVD, hiện đang làm việc tại một giáo xứ ở Struga. Cha Adam cho biết cuộc tấn công của Nga xảy đến thật sự là một sự bất ngờ lớn cho mọi người. “Cuộc tấn công này được tiến hành một cách vô nhân đạo. Bất chấp mọi khó khăn và sự đàn áp vô nhân đạo, người dân Ucraina đã anh hùng chiến đấu cho tự do và độc lập của mình”, Cha Adam nói trong một đoạn phim phỏng vấn của tạp chí tháng 4 của SVD. “Các giáo xứ SVD của chúng ta nằm cách biên giới với Ba Lan khoảng 450 kmvề phía đông. Cảm tạ Chúa, nơi chúng tôi làmviệc, cuộc sống ít nhiều vẫn diễn ra một cách bình thường, vì vậy, chúng tôi có nhiều cơ hội hơn để giúp đỡ những người khác”. Cha Adam nói rằng những người tị nạn từ Kiev, từ các thị trấn và làng mạc phía đông Ucraina, những người đã phải rời đi vì cuộc sống của họ, đang trú ngụ ở trung tâm tĩnh tâm của SVD. “Những người này đã rời ngôi nhà của họ, bỏ lại sau lưng hầu hết mọi thứ”, Cha Adam nói. “Đó là lý do tại sao nhu cầu cấp thiết đối với họ lúc này là những vật dụng vệ sinh cá nhân cơ bản, một số quần áo, thực phẩm, và trên tất cả là một mái nhà, điều mà chúng tôi cố gắng để cung cấp cho họ.” Sơ Lucyna Grzasko, Dòng Nữ tỳ Chúa Thánh Linh, cũng đã ở lại Kiev khi chiến tranh nổ ra và vẫn tiếp tục với sứ vụ của mình ở đài phát thanh. “Tôi đã ở Ucraina 30 nămvà đó là lý do tại sao với tư cách là một nhà truyền giáo, tôi không thể bỏ lại những con người đang cần đến tôi. Họ ở trong trái tim của tôi”, sơ viết cho Nội san Arnoldus Nota. Trong khi đó, ở đất nước Ba Lan, các thành viên của SVD cũng đang tiếp nhận những người tị nạn từ Ucraina vào trong các cơ sở truyền giáo của Tỉnh Dòng ở Chludowo, Krynica, Morska, Lublin, Nysa vàWarsaw. “Họ chủ yếu là các phụ nữ cùng với những đứa trẻ”, cha Andrzej Danilewicz SVD, thư ký của Tỉnh Dòng Ba Lan cho biết trong ấn bản mới nhất của Nội san Arnoldus Nota, một tạp chí được xuất bản bởi tổng quyền SVD. “Miễn là họ cần đến thì chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất”.

Society Matters Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 4 Học ngôn ngữ để mở ra cánh cửa văn hóa trong sứ vụ Điều đầu tiên mà những nhà truyền giáo Dòng Ngôi Lời phải làm khi họ có bài sai đến một quốc gia khác là học ngôn ngữ, bởi vì nhờ nó mà họ có thể giao tiếp với người dân, họ hiểu hơn về con người và văn hóa của vùng đất, đồng thời, họ thực sự đạt tới sự hiểu biết và yêu mến những con người nơi đó trong Đức Kitô. Cha Trường Lê, SVD, thành viên của Tỉnh Dòng SVD Úc Châu, đang làm chánh xứ tại một ngôi làng ở miền đông bắc Thái Lan. Cha được sinh ra tại Sài Gòn, Việt Nam và gia đình đã di cư sang Mỹ khi cha được 6 tuổi. Cha nói: “Có thể nói rằng trình độ tiếng Việt của tôi chỉ ở mức độ của học sinh lớp 1”. “Ngôn ngữ chủ yếu thường dùng trong gia đình là tiếng Việt, nhờ đó, tôi có thể giữ lại phần nào tiếng Việt. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của tôi còn tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai mà thôi. Nhưng bây giờ, với việc tiếng Thái được thêm vào, thứ tự các ngôn ngữ có thể sẽ thay đổi”. Cha Trường đến Thái Lan lần đầu tiên trong khuôn khổ chương trình thực tập ở hải ngoại của SVD (OTP), trước khi được thụ phong linh mục. Cha đã học tiếng Thái ở Bangkok trong sáu tháng và sau đó chuyển sang làm công việc mục vụ trong thời gian còn lại của chương trình. Cha nói: “Tôi cảm thấy rằng sáu tháng học trên lớp đã mang lại cho tôi những chương trình đào tạo đầy đủ, nhưng chính việc gặp gỡ mọi người đã giúp tôi phát triển kỹ năng ngôn ngữ vươn xa hơn và sâu hơn nhiều so với những gì mà lớp học chính thức có thể cung cấp” “Trở lại Thái Lan trong bài sai đầu tiên, tôi đi thẳng luôn vào công việc mục vụ và tiếng Thái trở lại với tôi cách tự nhiên. “Tuy nhiên, một trong những thách thức khi làm việc tại vùng Isan (phía đông bắc Thái Lan) là việc học ngôn ngữ địa phương, mà người dân ở đây gọi là ‘ngôn ngữ Isan’ hoặc ‘Lào’”. Cha Trường cho biết rằng bây giờ ngài có thể đọc, viết và giảng lễ bằng tiếng Thái. “Tuy nhiên, cũng trong thời gian ấy, tôi đang cố gắng cải thiện việc diễn đạt những nội dung về triết học, thần học, tâm lý và thiêng liêng bằng tiếng địa phương.” “Tôi luôn có những ý tưởng trao đổi với dân làng. Tôi không nghĩ mình sẽ thành thạo bất kỳ ngôn ngữ nào trong số đó, nhưng đó là vẻ đẹp của các ngôn ngữ: học và nhìn thấy thế giới rộng hơn mỗi ngày”. Cha Trường cho biết các giáo dân của Cha đã giúp Cha học ngôn ngữ địa phương Isan và khuyến khích Cha sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là trong khi giảng lễ. “Ngôn ngữ là cầu nối và những người dân giúp tôi thăng tiến nó mỗi ngày. Nếu không có cầu nối này, thật lòng mà nói, quá khó để vượt qua được sứ vụ”. Cha nói rằng việc học ngôn ngữ địa phương là điều căn bản để thực thi sứ vụ. “Điều quan trọng nhất là việc giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương. Nếu không, không một công việc truyền giáo nào có thể được hoàn thành. Giao tiếp là điều rất quan trọng trong việc gặp gỡ người dân, hiểu bối cảnh địa phương, học hỏi cách sống của họ và lắng nghe những nhu cầu của họ. “Một cách thiết thực và nền tảng, ngôn ngữ là phương tiện để đưa Đức Kitô vào một nền văn hoá”. Cũng được bài sai đến Thái Lan còn có cha Bernard (Ben) Bella SVD, người gốc Indonesia, Cha đang học ngôn ngữ địa phương. Cha nói: “Ngôn ngữ cơ bản của tôi là ngôn ngữ Bahasa Indonesia, nhưng tôi cũng đã được học tiếng Anh từ khi còn học trung học, Cha Olivier Noclaim SVD cử hành Thánh lễ cho người thổ dân Arrernte ở miền trung Úc Cha Trường Lê SVD đang dạy tiếng Anh cho các trẻ em Thái

Society Matters 5 Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 vì vậy, ít nhất tôi cũng biết cách học nói tiếng Anh như thế nào” “Tôi đã dành sáu tháng đầu tiên ở Thái Lan để học tiếng Thái tại Đại học Rajabhat của tỉnh Udon Thani nhưng sau đó dường như vẫn chưa đủ, vì thế, tôi đã dành thêm sáu tháng nữa ở Bangkok để theo học một khóa học tiếng Thái nâng cao”. Cha Ben, sống ở tỉnh Nong Bua Lamphu, cho biết hiện Cha đã ở Thái Lan được gần 10 năm và có thể sử dụng ngôn ngữ này cả trong các tình huống trang trọng cũng như những lúc thân thiết. Cha nói: “Tôi tiếp tục học ngôn ngữ và cố gắng duy trì việc trò chuyện với người dân mỗi ngày về những điều liên quan đến môi trường sinh sống và công việc” Cha Ben nói rằng các giáo dân của Ngài đã giúp Ngài nói tiếng Thái được chuẩn hơn. “Tiếng Thái có năm ngữ điệu trong một từ, nghĩa là một từ có thể có năm nghĩa khác nhau, vì vậy tôi phải học từ người bản địa cách làm sao để phát âm chính xác” “Tôi nghĩ rằng dù ở đâu, điều rất quan trọng là chí ít chúng ta cũng có thể giao tiếp với giáo dân bằng ngôn ngữ của họ bởi vì điều đó thực sự hữu ích cho công việc và sứ vụ truyền giáo”. Trong khi đó, Cha Hưng Nguyễn, SVD, một người Việt Nam, vừa trở lại tỉnh dòng Úc Châu nơi Cha đã từng thực hiện chương trình OTP cách đây vài năm, để học Anh ngữ trước khi bắt đầu công việc mục vụ tại đây. Cha nói: “Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi”. “Tôi quay lại Úc cách đây bốn tháng để học tiếng Anh. Trước đây, tôi đã được học tiếng Anh trong nhiều tháng khi thực hiện chương trình OTP ở Úc cách đây 10 năm, sau đó tôi trở về Việt Nam để hoàn thành chương trình học của mình”. “Tiếng Anh khá là khó đối với tôi, tuy nhiên, tôi cảm thấy tự tin khi trò chuyện với mọi người.” “Theo tôi, ngôn ngữ là cánh cổng để bước vào văn hóa, vì vậy tôi đang cố gắng mở cánh cổng này để học hỏi văn hóa Úc bằng vốn tiếng Anh của mình. Sẽ là không dễ dàng nhưng mà tôi có thể mở được cánh cổng này. Tôi nghĩ rằng khi đến đây học tiếng Anh, tôi có được một thuận lợi lớn cho sứ vụ tương lai của mình”. Cha Olivier (Ollie) Noclam SVD là Cha tuyên úy cho những người thổ dân ở miền trung nước Úc, sinh ra và lớn lên ở đất nước Vanuatu. Bên cạnh tiếng Pháp, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ ba của Cha Ollie. Cha còn học cả tiếng Tây Ban Nha trong thời gian trải nghiệm OTP ở Mexico và trong bài sai đầu tiên của Ngài ở Cuba. Bây giờ, Cha đang chậm rãi tiếp cận với ngôn ngữ Arrernte của người bản địa. “Đó thật sự là một thách thức”, Cha nói. “Không dễ để học được nó. Tôi đã cố gắng học kể từ khi đến đây nhưng thật khó để viết ra các âm vì có rất nhiều phụ âm nhưng lại không nhiều nguyên âm. “Tôi đã không có nhiều sự tiến bộ trong sáu năm qua, nhưng tôi vẫn tiếp tục cố gắng và điều đó được mọi người đánh giá cao. Bây giờ tôi có thể đọc được một chút, tuy nhiên, kỹ năng nói của tôi vẫn còn ở mức cơ bản. Tôi biết một số từ và cụm từ nhưng để có được một cuộc trao đổi thực sự trôi chảy thì thật không hề đơn giản”. Dẫu là thách thức nhưng cha Ollie tin chắc rằng việc học ngôn ngữ là điều quan trọng đối với công việc truyền giáo. Cha nói: “Khi bạn nói ngôn ngữ của họ, mọi người sẽ trở nên gần gũi với bạn hơn”. “Khi bạn bộc lộ con người mình bằng ngôn ngữ của họ, mọi người thực sự đánh giá cao điều đó. “Chúng tôi đã học được những lời nguyện căn bản của Công giáo bằng ngôn ngữ của họ, nhờ đó, chúng tôi có thể cầu nguyện cùng nhau và điều đó mang đến những điểm chung. “Một số phần của Kinh Thánh đã được phiên dịch sang ngôn ngữ Arrernte và tại vùng Alice Springs, chúng tôi có những thánh lễ bằng tiếng Arrernte, trong đó, hầu hết các xướng đáp trong Thánh Lễ đều bằng tiếng Arrernte và các bài thánh ca cũng được cất lên bằng tiếng Arrernte. “Những người dân ở đây biết chúng tôi đang cố gắng hết sức. Chúng tôi không bỏ cuộc. Đó mới là điều quan trọng”. Cha Hưng Nguyễn SVD Cha Bernard Bella SVD cùng với những giáo dân giúp cha học nói tiếng Thái

Society Matters Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 6 Trường Học Phụ Đạo và Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội mang lại sự giáo dục, huấn luyện và tương trợ cho cộng đồng bộ lạc Ấn Độ Anh em Truyền giáo Ngôi Lời ở bang Telangana, Ấn Độ, đang hướng tới những người thấp cổ bé họng ở địa phương mà họ đang mục vụ, thông qua một loạt các dự án. Các dự án đó bao gồm một trung tâm công tác xã hội và một ngôi trường phụ đạo với ký túc xá và dự tính sẽ trở thành một trung tâm thúc đẩy giáo dục và phát triển giữa những bộ lạc nghèo. Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội Thánh Janssen (JSC), được đặt theo tên của Thánh Arnold Janssen, Đấng sáng lập Dòng Ngôi Lời, nằm ở Edulla Bayyaram Pinapaka, khoảng 370 km tính từ Hyderabad. Các Nhà Truyền giáo Ngôi Lời là những nhà truyền giáo Công Giáo đầu tiên đặt chân đến ngôi làng này và họ đã đảm nhiệm sứ vụ ở đó từ năm 2001 từ thư mời của Đức GiámMục địa phương. Việc mở ra Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội Thánh Janssen là bước đầu tiên trong chương trình giúp đỡ những người dân địa phương trong việc chăm lo sức khỏe, tạo công ăn việc làm, đào tạo các kỹ năng cũng như những công việc giáo dục cần thiết. Trong khi đó, trung tâm cũng cung cấp viện trợ cho những người bị bỏ rơi và cung cấp nước sạch cho dân làng. Cha Madavaram J. Suresh nói: “Mục tiêu của trung tâm là để hướng tới đa phần các bộ phận dân chúng, đặc biệt là những người ở bên lề xã hội, thông qua những hoạt động nhân sinh bổ ích và thân thiện.” “Trong suốt khóa học của một vài năm về trước, chúng tôi đã tổ chức nhiều chương trình kèm theo tại trung tâm này nhờ sự giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của các Nữ Tu Dòng Nữ Tử Bác Ái; Họ đã đến đây năm 2001 theo lời mời của Đức GiámMục.” Những công việc mục vụ được thực hiện tại Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội Thánh Janssen bao gồm khám bệnh và cung cấp những loại thuốc cần thiết và một khóa học may mặc thêu thùa cho người nghèo, cho những cô gái thất nghiệp cũng như những người phụ nữ trẻ. Trong các buôn làng ở đó cũng có một trại giúp xóa bỏ bệnh lao, các nhà trẻ, trung tâm giáo dục sức khỏe, một dự án nhà ở cho người nghèo, dự án giáo dục cho nhóm những phụ nữ bị lầm lỡ và một dự án nuôi ăn những người già và những người bị bỏ rơi. Cha J. Suresh nói: “Hàng tháng, chúng tôi mở một hội trại chăm sóc sức khỏe cho các bộ lạc trong khuôn viên trường học của mình với sự cộng tác giúp đỡ từ Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội Thánh Janssen và đội ngũ nhân viên của giáo phận.” “Mỗi tháng, các thành viên của Hiệp Hội Phụ Nữ Tự Lực địa phương cũng tụ họp trong khuôn viên trường học của chúng tôi để thảo luận về các hoạt động của họ.” Cha J. Suresh nói: Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội Thánh Janssen cũng có một nhóm chuyên tiếp cận những người dân cần sự viện trợ đang sống ở những khu vực rừng xung quanh. Ngài nói: “Chúng tôi đi thăm những người dân định cư ở trong các ngôi làng khác nhau trong rừng và mang cho họ nhiều loại quần áo cũ.” “Họ thật sự rất nghèo, hầu hết là những người lao động chân tay. Với trợ cấp của chính phủ cũng như nguồn tài chính từ Giáo phận và Dòng Ngôi Lời, chúng tôi cố gắng giúp họ trong việc xây xựng những khu nhà vệ sinh cũng như nhà ở trong các ngôi làng.” “Hai mươi người phụ nữ cao niên bị bỏ rơi được tặng mỗi người mười ký gạo miễn phí làm nhu yếu phẩm. Chúng tôi cũng đào nhiều giếng nước trong các ngôi làng nơi mà nguồn nước cực kỳ khan hiếm để giúp họ.” Anh em Ngôi Lời cũng đang nhắm đến tương lai bằng việc đầu tư cho hơn 20 em học sinh của giáo xứ với sự giúp đỡ tài chính của JSC cho các khoản phí trang trải cho trung học và giáo dục đại học.

Society Matters 7 Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 Cha Suresh nói: “Trong suốt đại dịch COVID-19, chúng tôi đã mở các trung tâm giảng dạy trong các ngôi làng để cho trẻ em được đi học.” Anh em Ngôi Lời cũng quản lý một trường học phụ đạo và ký túc xá kết hợp với Trung Tâm Trợ Tế Xã Hội Thánh Janssen. Đây là ngôi trường dành cho những đứa trẻ đã phải bỏ học sớm để đi làm; trường học bắt đầu vào tháng 12 năm 2003. Mục tiêu chính của trường là cải thiện cho học sinh trong khu vực đó biết đọc và biết viết, bởi ở nơi đó có nhiều em học sinh phải nghỉ học trước năm lớp 10. . Cha Suresh nói: một bản báo cáo năm 2007 cho thấy rằng ở Ấn Độ, 26 phần trăm hộ gia đình vùng nông thôn và 8 phần trăm hộ gia đình vùng thành phố, trong các hộ gia đình đó, không hề có một thành viên nào trên 14 tuổi có thể đọc và viết. Một bản báo cáo năm 2010 nói rằng ở Ấn Độ, có ít hơn một nửa các em học sinh đang ở độ tuổi ăn học được đi học. Báo cáo của chính phủ cho thấy chỉ có 37,1 phần trăm dân số ở độ tuổi từ 3 đến 35 ở bang Telangana được miễn phí giáo dục và khoảng 53 phần trăm các bé gái ở độ tuổi từ 5 đến 9 bị mù chữ. Cha Suresh nói: “Kinh nghiệm của chúng ta thì không có gì là khác biệt.” “Đây là ngôi trường được thành lập năm 2003, và dành cho các em học sinh đã phải nghỉ học giữa chừng. Tôi đã đến thăm nhiều người dân của bộ tộc Gothi Koya và đã nhận con em họ vào trường. Tuy nhiên thật buồn khi nói rằng thậm chí không có lấy một người mẹ nào của bộ tộc Gothi Koya biết đọc hay biết viết cả.” Cha nói rằng nhiều gia đình trong bộ lạc không nhận thấy lợi ích gì từ việc gửi con cái mình đến trường, nơi mà chẳng có thù lao gì trong nhiều năm. Trong khi tiền mà những đứa trẻ kiếm được khi làm việc trên các cánh đồng của họ hay của những người khác thì rõ ràng và hiển nhiên. “Những đứa trẻ đó và cha mẹ của chúng thiếu đi động lực để đến trường và hơn nữa, cũng như những người dân làng, họ hoàn toàn mù chữ hoặc nếu có thì khả năng đọc viết cực kỳ kém; họ không có mục tiêu để hướng tới.” Kể từ khi thành lập ngôi trường Thánh Janssen Bala Vidya Bhavan và ký túc xá, những hoạt động của các nhà Truyền giáo Ngôi Lời tại trường đã dành được sự chấp nhận và sự quan tâm của những người dân địa phương. Dân làng giờ đây đã và đang gửi con cái họ đến trường và ở trong các ký túc xá. Cha Suresh cảm ơn Anh em Ngôi Lời - Tỉnh Dòng Úc cùng tất cả những ai đã cộng tác và giúp đỡ ngài trong công việc mục vụ. Cha nói: “Chúng tôi chân thành cảm ơn quý ân nhân bởi lòng rộng rãi của quý vị trong việc giúp đỡ những trẻ em nghèo và những người dân nơi đây trong sứ vụ của chúng ta.”

Society Matters Số 32 Quý 3 | Mùa Xuân 2022 8 INDIAMUMBAI (INM) $56,883 MADAGASCAR (MAD) $26,076 CHAD (TCD) $17,948 ZAMBIA (ZAM) $10,542 THAILAND $9,891 INDONESIA ENDE PROVINCE (IDE) $21,633 INDIA EAST (INE) $23,661 INDIA HYDERABAD (INH) $37,950 TẠI INDONESIA TẠI ĐÔNG TIMO TẠI ZAMBIA 3 Hỗ trợ viện dưỡng lão ở giáo xứ Mwandi thuộc tỉnh dòng miền Tây của Zambia 3 Hỗ trợ cho 30 em sinh viên dễ bị tổn thương và có hoàn cảnh khó khăn 3 Giáo dục cho những trẻ em dễ bị tổn thương tại giáo xứ St Charles Lwanga, Kabwe 3 Bảo trợ xã hội cho một số gia đình 3 Thúc đẩy quyền cho phụ nữ và những cô gái trẻ 3 Chăm sóc người tàn tật và người cao tuổi 3 Chương trình cứu trợ trong cơn đại dịch. TẠI MADAGASCAR 3 Công việc giáo dục ở giáo xứ thánh Phêrô và Phaolô ở quận Vohilava 3 Chương trình đề cao vai trò phụ nữ 3 Hỗ trợ những gia đình có trẻ em sinh đôi. TẠI CHAD, CHÂU PHI 3 Công tác giáo dục 3 Xoá bỏ nạn mù chữ nơi phụ nữ 3 Hỗ trợ cho những người già có hoàn cảnh khó khăn 3 Giáo dục giới trẻ và các em thiếu nhi. 3 Đồng hành với những người HIV/AIDS. 3 Tổ chức các Hội thảo giúp trưởng thành nhân bản cho những sinh viên năm cuối. EAST TIMOR (TLS) $7,993 DIOCESE OF DONKORKROM (GHANA) $14,896 DIOCESE OF FRANCISTOWN (BOTSWANA) $14,896 DIOCESE OF INDORE (INDIA) $9,931 TẠI THÁI LAN 3 Quỹ đầu tư về giáo dục và mở rộng các lớp học ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở làng Sankhompatthana, Buengkan. 3 Huấn luyện, hỗ trợ học phí và duy trì bộ lạc Hostel ở Dibyo Bani Niketan, Gonpada 3 Cổ võ tinh thần của những người ở khu ổ chuột và cộng đồng những người bị gạt ra ngoài lề xã hội ở Jharsuguda, Odisha 3 Bảo vệ, gìn giữ và phát huy văn hóa bộ lạc. 3 Duy trì các lớp học bổ trợ và ký túc xá 3 Chăm sóc các trẻ em khuyết tật. 3 Thúc đẩy việc hỗ trợ sự phát triển và giáo dục cho trẻ em ở các bộ lạc trong vùng Mangaon 3 Dự án chăm sóc các trẻ em đường phố ở Pune 3 Mục vụ di dân ở Kerala. TẠI ẤN ĐỘ (ngang qua tỉnh dòng miền Trung, miền Đông Ấn Độ và tỉnh dòng Mumbai) THANK YOU! Sự hỗ trợ về tài chính của quý vị đang giúp thay đổi cuộc sống ở nhiều nơi thông qua các dự án của SVD như: www.divineword.org.au @svdaus Society Matters Bản tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời – Úc Châu Đóng góp cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời – Úc Châu Quỹ viện trợ nước ngoài có thể được thực hiện trực tuyến tại: www.divineword.org.au hoặc bằng cách gửi thư tới: DivineWord Missionary Appeal Office, Locked Bag 3, Epping NSW, 1710, Australia. +61 2 9868 9015 | +61 2 9868 2666

RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=