Society Matters 1 Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 …Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức… (Luca 4:18) Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 Society Matters Sinh Hoạt Truyền Giáo Dòng Ngôi Lời Bản Tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời - Úc Châu
Society Matters Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 2 Tâm tình của cha Bề Trên Tỉnh Dòng Các bạn thân mến, Chào mừng đến với ấn bản Mùa Đông của tạp chí Society Matters. Khi thế giới đang học cách sống chung với đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng sâu rộng của nó thì khả năng thích ứng và tính linh hoạt là điều cần thiết trong nhiều lĩnh vực đời sống, công việc và sứ vụ của chúng ta. Thật vui khi chúng ta bắt đầu dành thời gian mọi người trong các giáo xứ và các mục vụ khác nhau của chúng ta như trước đây. Trải nghiệm trong thời đại dịch Covid đã chỉ cho chúng ta những phương thức mới để trở thành một nhà truyền giáo qua việc tiếp cận các kênh trực tuyến và tiếp tục chăm sóc những người đang cảm thấy bị cô lập và đơn độc. Dĩ nhiên, điều đó không thể thay thế được sự hiện diện và đồng hành với họ. Chúng ta cảm tạ Chúa vì đại dịch hiện nay đã ở một giai đoạn mà chúng ta lại có thể tiếp tục hiện diện cùng với nhau, dẫu rằng chúng ta vẫn tiếp tục quan tâm đến những người dễ bị tổn thương ở giữa chúng ta. Trong ấn bản Society Matters, các bạn sẽ thấy một loạt các câu chuyện về sứ vụ thực tế, bao gồm cả câu chuyện phóng sự nổi bật từ Inđônêsia, nơi những anh em SVD của chúng tôi đang làm việc với những người trẻ, được biết đến với tên gọi là “thế hệ Y (1980-2000)”, để giúp họ vượt qua các mối hiểm họa của truyền thông xã hội và thực trạng của nạn buôn người tại khu vực đó. Chúng tôi cũng xem xét câu hỏi về cách thức các nhà truyền giáo được bổ nhiệm đến những nơi khác nhau trên thế giới. Nguyên tắc cơ bản đối với Dòng Ngôi Lời là gửi các thành viên đến những nơi cần họ nhất ngay cả khi đó không phải là nơi mà họ mong muốn nhất. Một trong những nhà truyền giáo mới nhất của chúng tôi, Phó tế Tín Trịnh SVD, người đã lãnh hồng ân Khấn trọn ở Melbourne vào tháng 3, suy tư về quá trình nộp đơn xin các bài sai truyền giáo và lời khấn vâng phục đã mang lại cho thầy một cảm giác “tự do” như thế nào khi chấp nhận sứ vụ đầu tiên của mình tại Đài Loan. Tôi hy vọng các bạn sẽ thích thú với ấn bản Society Matters này. Chúng tôi xin tri ân sự ủng hộ quảng đại của các bạn như là những cộng tác viên Truyền giáo quý báu đối với các nhà Truyền giáo Ngôi Lời. Thân ái trong Ngôi Lời Lm. Asaeli Rass SVD Bề Trên Giám Tỉnh Hình bìa: Hình bìa: SVD ở Inđônêsia đang thực hiện phim điện ảnh và sân khấu để làm nổi bật về nguy cơ buôn bán người trong khu vực. Họ đang làm việc chặc chẽ với thế hệ Y và những sáng kiến truyền thông khác. Xin xem trang 4 & 5. Appeal Office: 199 Epping Road, Marsfield NSW Locked Bag 3, Epping NSW 1710 Australia Telephone: +61 2 9868 2666 Victoria: 100 Albion Road, Box Hill, Vic 3128 Tel: +61 3 9890 0065 Queensland: 96 Lilac Street Inala QLD 4077 Tel: +61 7 3372 5658 New Zealand: 41 Britannia Street, Petone, 5046 Tel: +64 4 971 7885 Published by Divine Word Missionaries Incorporated, ABN 51 885 667 646 1 Thu 202
Society Matters 3 Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 Số 32 Quý 1 | Mùa Thu Phó tế Trịnh Tín sẵn sàng ra đi phục vụ tại nơi được cần đến Thầy Trịnh Tín, SVD, đã khấn trọn và lãnh chức phó tế vào tháng 3 vừa qua. Thầy sẽ bắt đầu bài sai truyền giáo đầu tiên tại Đài Loan sau khi lãnh chức linh mục vào cuối năm nay. Thầy chia sẻ rằng thầy đang mong chờ những điều mà Thiên Chúa dành sẵn cho thầy tại nơi truyền giáo. Thầy phó tế Tín đang hoàn thành chương trình học tập và đào tạo tại Melbourne. Thầy là một trong những nhà truyền giáo SVD đầu tiên nhận bài sai theo một cách thức mới đang được Tổng Quyền áp dụng. Cha Giám tỉnh Asaeli Rass cho biết, cách thức bổ nhiệm bài sai mới cho các nhà truyền giáo dựa vào nhu cầu của mỗi vùng, yêu cầu các thành viên chọn ít nhất 8 Tỉnh Dòng (hai Tỉnh Dòng cho mỗi vùng: Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á) nơi mà họ muốn được sai tới. Trước đây, các nhà truyền giáo chỉ chọn ba nơi mà họ mong muốn được xem xét. Cha Rass cho biết: “Sự thay đổi đến từ thực tế là Tổng Quyền đã gặp khó khăn trong việc bổ nhiệm các nhà truyền giáo trong một số khu vực.” “Đặc biệt, ngày càng ít người xin đi truyền giáo ở những nơi được xem là khó khăn và nguy hiểm, nhưng ở những nơi đó lại rất cần những nhà truyền giáo.” “Dòng Ngôi Lời mong muốn được đồng hành với những người cần chúng ta và cần sứ vụ của Chúa Kitô nhất, và do đó, cách thức bổ nhiệm mới này, yêu cầu các thành viên chọn các Tỉnh Dòng trong mỗi khu vực mà Dòng Ngôi Lời đang hoạt động, đã được đưa vào.” Thầy Tín cho biết hai nơi mà thầy ưu tiên lựa chọn ở khu vực châu Á là Nhật Bản và Đài Loan, trong đó, Nhật Bản vẫn là sự lựa chọn ưu tiên hơn”. Thầy Tín cho biết thêm thầy rất vui khi nhận được bài sai đến một trong những nơi mà thầy đã tiến cử. Thầy đã chuẩn bị sẵn sàng để được sai tới bất kỳ nơi nào mà Tổng Quyền chỉ định. Thầy Tín cho biết thêm: “Tôi sợ được gửi tới nơi mà tôi chưa chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, sau khi nộp đơn, tôi cảm thấy rất ‘thoải mái’”. “Điều tôi muốn nói là bất chợt tôi cảm thấy bình yên trong lòng và tôi thấy mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho một Tỉnh Dòng mà tôi chưa bao giờ nghe nói đến trước đây. “Vì vậy, nếu Tổng Quyền gọi cho tôi và nói rằng ‘chúng tôi cần thầy đến nơi này hoặc nơi kia dựa trên nhu cầu truyền giáo’, thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc. “Tôi sẽ vui vẻ chấp nhận đề nghị đó”. “Trên thực tế, Nhật Bản là nơi tôi thực sự muốn đến, tôi yêu đất nước Nhật Bản. Nhưng tôi vẫn rất sung sướng và hạnh phúc khi nghe cha Rass nói với tôi về Đài Loan. Thầy Tín cho biết, sau khi khấn trọn, thầy đã dành thời gian để suy ngẫm về tất cả, bao gồm cả lời khấn vâng phục. Thầy nói: “Lời khấn vâng phục rất quan trọng trong đời sống dâng hiến, không chỉ đối với những người mới trở thành nhà truyền giáo mà còn đối với tất cả mọi người đang sống trong đời thánh hiến”. “Đối với tôi, vâng phục không có nghĩa là “xin vâng” trong mọi lúc. Rất khó cho một nhà truyền giáo ở tuổi 35 để học một ngôn ngữ hoàn toàn mới! Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta cần lắng nghe và đáp trả lời “xin vâng” với Chúa Thánh Thần cũng như đối thoại với Cha Bề Trên Tổng Quyền. “Tôi biết, trong thực tế, sự vâng phục phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với lý thuyết. Tuy nhiên, là một nhà truyền giáo trẻ với tràn đầy nhiệt huyết, tôi sẽ đáp lời “xin vâng” với bất kỳ nơi nào được sai tới. Tôi cố gắng nhắc nhở bản thân hãy nghĩ đến và đặt Hội Dòng lên trên hết, chứ không phải bản thân.
Society Matters Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 4 Dựng phim với thế hệ Y (từ 1980 - 2000) để giúp giải quyết những hậu quả của nạn buôn người Các nhà truyền giáo Ngôi Lời ở Inđônêsia đã nối kết với những bạn trẻ thuộc “thế hệ Y” ngang qua các kênh podcast, chương trình talk show qua đài phát thanh, mạng xã hội, dựng phim và diễn kịch để làm nổi bật những vấn đề xã hội quan trọng trong khu vực, bao gồm cả nạn buôn người. Đặt trung tâm ở Ende, trên hòn đảo Flores, Inđônêsia, mục tiêu của toàn bộ dự án là đồng hành với con người, đặc biệt là người trẻ, ngang qua việc làm phim và hội thảo chuyên đề, để giải quyết vấn nạn buôn người và giúp người trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông và kỹ thuật số một cách có trách nhiệm. Cha Wadu Yohan, SVD nói rằng: “Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của chúng ta, bao gồm cách chúng ta tương tác và liên lạc với nhau.” “Những gì đang diễn ra cũng thực sự ảnh hưởng đến cách làm việc của chúng ta ở Ban Truyền thông Xã hội của SVD tại Ende. Chúng ta cần phải thích nghi và tận dụng sự thay đổi này như cơ hội để phát triển một mô hình truyền thông có trách nhiệm hơn với thời đại, nhạy bén và đặt nền trên bối cảnh thực tế.” Để đáp ứng được đòi hỏi này, từ tháng 6 năm 2020, Ban Truyền thông Xã hội SVD đã khởi động nhiều sáng kiến mới nhằm củng cố sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số. Những sáng kiến đó bao gồm: • Xây dựng một phòng thu mới để sản xuất các chương trình talk show, podcast, âm nhạc để phổ biến lên mạng xã hội. • Nâng cấp các dụng cụ hỗ trợ cần thiết như mạng Internet và trang thiết bị phù hợp để sản xuất các sản phẩm kỹ thuật số. • Cộng tác với nhóm giới trẻ thuộc thế hệ Y để nhanh chóng tìm ra và hiểu được những sự phát triển hiện thời trong lãnh vực truyền thông và kỹ thuật số, những điều thân thuộc với thế hệ này. Những điều đã đạt được nhờ trang thiết bị và tri thức mới, bao gồm: • Những chủ đề cầu nguyện được đăng tải hàng ngày trên mạng xã hội, điều này được thực hiện nhờ sự cộng tác của các chủng sinh thuộc Chủng viện St Paul, Ledalaro; • Nội dung podcast và chương trình talk show với nhiều chủ đề khác nhau; các bạn trẻ là những người dẫn chương trình, cùng với khách mời thuộc nhiều độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau; • Chương trình cổ võ cảm thức tôn giáo vào buổi sáng, cùng với sự cộng tác của đài phát thanh địa phương, RRI Ende, được phát thanh mỗi buổi sáng nhắm tới thính giả thuộc thế hệ Y; Cha Yohan nói rằng Ban Truyền thông Xã hội đã sản xuất được hai bộ phim đánh dấu ngày Nhân quyền Thế giới năm 2021 và 2022.
Society Matters 5 Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 Bộ phim đầu tiên, mang tên Ria Rago được viết bởi cha Simon Buis, SVD vào năm 1925. Bộ phim kể về câu chuyện của một phụ nữ đã đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử của thời đại, khi mà những người đàn ông thường đối xử bất công với những phụ nữ. Ria chiến đấu chống lại sự bất công, nhưng thật bi thảm là cô ấy đã bị giết. “Chúng tôi dựng bộ phim này vì chúng tôi muốn đánh giá cao công việc của cha Simon Buis, SVD, người được xem là nhà tiên phong của kỹ thuật điện ảnh ở khu vực phía Đông Indonesia, đặc biệt là Đông Nusa Tenggara”, Cha Johan nói. Bằng cách dựng lại bộ phim này, các bạn trẻ thuộc thế hệ Y tại Ende có thể biết đến công việc và dấu ấn của các nhà truyền giáo Ngôi Lời ở Ende vào thời điểm đó và đánh giá cao rằng các nhà truyền giáo Ngôi Lời đã là những người tiên phong trong kỹ thuật điện ảnh. “Thông điệp của bộ phim vẫn còn phù hợp với xã hội ngày nay vì sự phân biệt đối xử vẫn thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ, trẻ em và các nhóm khác được coi là nhóm kẻ yếu”. Bộ phim thứ hai tập trung vào vấn đề của những người buôn bán người giữa các “thế hệ Y” trong khu vực địa phương. Cha Yohan nói: “Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang được sử dụng để thu lợi tại Ende, Flores”. Dựa vào các dữ liệu, những người thuộc thế hệ Y bị mắc kẹt trong vấn đề này, hoặc là nạn nhân hoặc là thủ phạm. Có nhiều lý do khiến thế hệ Y trở thành những kẻ buôn người hoặc bị mắc mưu trở thành nạn nhân. “Các thủ phạm, thường xuất thân từ những gia đình đổ vỡ, đang tìm cách thoát khỏi cảnh đói nghèo. Các vấn đề tương tự có thể dẫn mọi người trở thành nạn nhân của nạn buôn người khi họ liều lĩnh tìm kiếmmột cuộc sống tốt đẹp hơn”. Bộ phim này sẽ được khởi chiếu vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời cũng đang làm việc với những người trẻ tuổi để thực hiện các bộ phim và các cuộc hội thảo để làm nổi bật sự nguy hiểm của nạn buôn bán người đối với các bạn trẻ. Trong một hội thảo gần đây, cha Charles Beraf, SVD, một nhà xã hội học, đã cung cấp cho những người trẻ những điều liên quan đến vấn nạn buôn người và cách thức vượt qua. Một dự án khác đang thực hiện bởi Dòng Ngôi Lời và Ban Truyền thông đã tổ chức các hội thảo liên quan đến các nhà hoạt động truyền thông xã hội, “thế hệ Y” và toàn thể cộng đồng. Cha Yohan cho biết mục đích của các hội thảo là giải quyết vấn đề sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách vô trách nhiệm. “Rất nhiều tin tức lan truyền trên mạng xã hội chứa đựng các trò lừa bịp, lời nói căm thù, khiêu khích, bạo lực và khiếp sợ”. Cha nói: “Và thế hệ Y và những người tham gia mạng xã hội không nhận được bất kỳ sự hướng dẫn nào về cách sử dụng phương tiện truyền thông và công nghệ một cách có trách nhiệm”. “Mục đích của chúng tôi là cho họ thấy kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông có thể được sử dụng cho những điều quan trọng.”
Society Matters Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 6 Ngôn ngữ, chìa khóa mở cửa văn hóa cho nhà truyền giáo mới Đó là một chặng đường dài từ Mêxicô tới Thụy Sĩ, đặc biệt khi đi qua Áo, Cha Simon Dominguez Prospero đang chuẩn bị cho bài sai truyền giáo đầu tiên tại Tỉnh Dòng Trung Âu bằng cách làm việc chăm chỉ để nói ngôn ngữ mới và làm quen với mọi người và văn hóa. Cha Simon 37 tuổi, sinh ra và và lớn lên tại Veracruz State ở Mêxicô, là con thứ 8 trong gia đình có 9 anh chị em. Cha gia nhập Dòng Ngôi Lời năm 2003 và bắt đầu chương trình đào tạo tại Guadalajara Jalisco, Mêxicô. Cha hoàn thành 3 năm triết học, tiếp đến là Nhà Tập từ năm 2008 đến 2010, và học 2 năm thần học. Sau đó, cha đến Mỹ và học tiếng Anh tại trường cao đẳng Ngôi Lời tại Iowa. “Cuộc đời tôi có một sự chuyển hướng khi tôi được chấp nhận đến Tỉnh Dòng Úc năm 2013 cho chương trình OTP”, Cha nói “Tôi thực hiện chương trình OTP từ năm 2013 đến 2015 sau đó tôi quyết định tiếp tục học thần học tại Úc. Tôi được chấp nhận vào học tại trường Yarra Theological Union ở Melbourne, và hoàn thành chương trình đào tạo năm 2018”. Cha Simon khấn trọn đời ở Melbourne tháng 3 năm 2019 và được lãnh chức phó tế ngày hôm sau. Tháng 11 cùng năm, Cha được thụ phong linh mục và nhận được bài sai đi truyền giáo ở Tỉnh Dòng Trung Âu, cách riêng tại cộng đoàn Steinhausen, Thụy Sĩ. Cha đến đó vào tháng 9 năm 2020. “2 tuần sau tôi bắt đầu học tiếng Đức”, Cha nói. Đó là điều kiện quan trọng tiên quyết cho sứ vụ ở vùng này của Châu Âu. “Suốt 1 năm, từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021, tôi đã rất bận rộn với một khóa học tiếng Đức chuyên sâu”. “Tôi cũng bận rộn với công việc mục vụ tại giáo xứ thánh Matthias ở Steinhausen và kết thúc vào ngày cuối tháng 4”. “Hiện tại tôi đang tham gia một khóa tiếng Đức nâng cao và hy vọng sẽ đạt được chứng chỉ ngôn ngữ để bắt đầu công việc tại giáo xứ”. Simon nói rằng, điều thú vị là Giáo xứ thánh Matthias là một giáo xứ đại kết, Tin Lành và Công Giáo làm việc chung với nhau. “Công việc của tôi là tập trung vào phụng vụ, tham dự các buổi họp giáo xứ và thăm viếng các lớp giáo lý trong trường”. Cha nói rằng “một trong những thách đố cho tôi đó là việc học ngôn ngữ, bởi vì tôi tin rằng, bằng việc học ngôn ngữ, tôi sẽ bắt đầu hiểu về văn hóa và giao tiếp với mọi người cách tự do”. “Thời điểm này, thậm chí với tiếng Đức bập bẹ, tôi có thể giao tiếp với mọi người xung quanh, trong cộng đoàn, tại giáo xứ và các nhóm cộng đồng.” “Tôi thấy mình được chào đón, được đồng hành và được ủng hộ”. Simon nói rằng ngoài các kinh nghiệm tại giáo xứ, Cha cũng đang giúp các cộng đoàn nói tiếng Anh, đặc biệt là cộng đoàn Philipines và thỉnh thoảng giúp cộng đoàn người Mỹ gốc Tây Ban Nha. “Kế hoạch mục vụ trong tương lai của tôi là có thể làm việc với người di cư và người tị nạn, và mặc dù tại giai đoạn này tôi chưa liên lạc với bất kỳ ai, tôi hy vọng rằng trong tương lai điều này sẽ thay đổi”, Ngài nói. “Đối với tôi, điều quan trọng nhất trong sứ vụ là được kết nối với mọi người, lắng nghe họ, học hỏi từ họ và đồng hành với họ.
Society Matters 7 Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 “Trong vài tháng qua, khi tôi làm việc trong giáo xứ, tôi có sự tự tin hơn, bởi vì những người tôi đã gặp đã đón nhận tôi rất nồng nhiệt. Cha Simon cho biết chương trình OTP và những kinh nghiệm về việc học thần học ở Úc Châu làm cho Cha phát triển như một con người và mở rộng sự hiểu biết với những khả năng mới. “Làm việc trong các công việc mục vụ khác nhau ở Úc Châu và sống với nhiều người từ các nền văn hóa, truyền thống và tôn giáo khác nhau đã tái khẳng định ơn gọi của tôi như một nhà Truyền giáo Ngôi Lời”, Ngài nói. “Hôm nay, tôi có thể nói rằng những trải nghiệm của tôi trong quá trình làm việc và học tập ở Úc Châu đã giúp tôi sống đời sống truyền giáo của mình ở Thụy Sĩ theo một cách lạc quan và toàn diện. Một thoáng nhìn về Tỉnh Dòng miền Trung Châu Âu Tỉnh Dòng miền Trung Châu Âu bao gồm Áo, Thụy Sĩ, Pháp và Croatia. Ngôn ngữ chính thức: Áo – nói tiếng Đức, Croatia – nói tiếng Croatia, Thụy Sĩ – nói tiếng Đức, Pháp, Ý và Romani, Pháp – nói tiếng Pháp Bối cảnh xã hội: Những hoàn cảnh của các quốc gia khá khác biệt với những sự phát triển lịch sử khác nhau. Một xu hướng chính trị được quan sát thấy ở cả bốn quốc gia là, trong những năm gần đây, số lượng các đảng phái chính trị đã tăng lên, được hình thành bởi những người cố gắng bảo vệ bản sắc của chính họ, chủ yếu bằng chi phí từ nước ngoài. Đằng sau xu hướng này, một trình trạng bất ổn do khủng hoảng tài chính, dòng chảy tị nạn và khủng bố quốc tế đang kề cận. Bối cảnh Giáo Hội: Nhìn chung, số lượng ơn gọi giảm và rất khiêm tốn ở cả bốn quốc gia. Vấn đề nổi cộm ở Pháp là sự tách biệt mạnh mẽ giữa Giáo hội và nhà nước, mặc dù ở các khu vực thành thị, Giáo Hội đang trải qua sự gia tăng, chủ yếu thông qua nhập cư. Giáo Hội Công giáo ở Đức hiện đang tham gia vào tiến trình thảo luận và suy tư về thần học. Sự thiếu hụt của các linh mục ở Thụy Sĩ đã dẫn đến nhiều thay đổi về cấu trúc và đi kèm với các vấn đề mục vụ. Ở Áo, Giáo Hội vẫn còn có những điều kiện thuận lợi trong những khu vực nông thôn. Trong khi ở Croatia, nhà thờ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Ưu tiên mục vụ: Tỉnh Dòng miền Trung Châu Âu được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. Tỉnh Dòng đã đảm nhận các ưu tiên của Tỉnh Dòng Thụy Sĩ cũ (tái truyền giáo) và của Tỉnh Dòng Áo cũ (truyền giáo và tái truyền giáo – Di dân – Mục vụ gia đình và giới trẻ). Các ưu tiên này tập trung vào công việc mục vụ ở các giáo xứ khác nhau, đặc biệt là trong môi trường đa văn hóa và đa tôn giáo.
Society Matters Số 32 Quý 2 | Mùa đông 2022 8 www.divineword.org.au @svdaus Society Matters Bản tin của Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời – Úc Châu Đóng góp cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời – Úc Châu Quỹ viện trợ nước ngoài có thể được thực hiện trực tuyến tại: www.divineword.org.au hoặc bằng cách gửi thư tới: DivineWord Missionary Appeal Office, Locked Bag 3, Epping NSW, 1710, Australia. +61 2 9868 9015 | +61 2 9868 2666 Cựu Giám Tỉnh trở thành Giám mục Ngôi Lời đầu tiên ở Úc Châu Nước Úc đã có vị Giámmục Ngôi Lời đầu tiên, Cha TimNorton, SVD, qua việc tấn phong, đã trở thành Giámmục Phụ tá của Tổng Giáo phận Brisbane. Đức GiámMục (ĐGM) Timđược tấn phong tại nhà thờ Chánh tòa thánh Stephen vào ngày 22 tháng 2 bởi Đức Tổng GiámMục (ĐTGM) Mark Coleridge, ngài đã cho biết rằng việc bổ nhiệmvị Tân Giámmục Dòng Ngôi Lời đã được diễn ra một cách bất ngờ, nhưng thật đúng lúc, vì Giáo Hội đang cần nhiều nhà truyền giáo hơn nữa. “Đức cha Tim sẽ là một sự khác biệt và điều đó thật tốt; đó là một trong những lý do mà ngài được chọn”, ĐTGMMark Coleridge nói. ĐTGM Coleridge cho biết rằng: “Cách đây không lâu khi chúng tôi nghĩ đến các Giámmục truyền giáo, những vị đã đi đến các vùng truyền giáo, chẳng hạn như ĐTGMDoug Young của vùng núi Hagen ở Papua New Guinea, người cùng thamdự với chúng tôi ở đây hôm nay”. “Giống như Đức cha Tim, Đức cha Doug cũng là một nhà Truyền giáo Dòng Ngôi Lời và do đó, thật hợp lý khi ngài đến vùng cao nguyên của đất nước PNG và phục vụ với tư cách là Giámmục ở đó. Nhưng Tổng Giáo phận Brisbane cách xa vùng núi Hagen và không hiển nhiên cho lắmđể có được nhà Truyền giáo Ngôi Lời được bổ nhiệmđến đây”, Đức Tổng Giámmục tiếp lời. “Thực tế là sự phân biệt giữa các vùng truyền giáo và không truyền giáo đã không còn. Mọi quốc gia và mọi vùng đất giờ đây đều là vùng truyền giáo, vùng ngoại biên, Tổng Giáo phận Brisbane cũng như vùng núi Hagen. “Dĩ nhiên là có những sự khác biệt, nhưng mọi Giámmục hiện nay đều phải là những Giámmục truyền giáo; và tôi hy vọng Đức cha Tim sẽ nhắc nhở cho chúng tôi về điều này, cả trong Tổng giáo phận lẫn ở những nơi khác”. Thánh Lễ tấn phong Giámmục đã mang tất cả những đặc nét của SVD, rất nhiều anh em SVD từ các nơi khác đã đến Brisbane. Phụng vụ cũng được ghi dấu ấn bởi đặc sủng đa văn hóa của SVD, việc rước sách Kinh Thánh với các ca khúc và điệu nhảy do các giáo dân thuộc đảo Thái Bình Dương đến từ giáo xứ thánh Maximillan Kolbe ở Marsden và kế đó, trong phần Hiệp Lễ, một bài thánh ca do ca đoàn Công giáo Việt Namđến từ Inala đã được vang lên. Ngoài ra, Murri, một người dân bản địa, đã có màn chào đón đến với vùng đất này, tiếp theo sau, là nghi thức xông hương khi đoàn Đồng tế tiến vào nhà thờ. Sau khi phủ phục trước bàn thờ và khi kinh cầu các thánh được hát lên, vị tân Giámmục đã được ĐTGM Coleridge tấn phong qua việc đặt tay và lời nguyện thánh hiến. Các giámmục phụ phong là Đức cha Ken Howell, Giámmục Phụ tá của Tổng giáo phận Brisbane và Đức cha Doug Young, SVD. Sau đó, ĐTGM Coleridge đã trao cho Đức cha Tim sách Tin Mừng và các biểu tượng của chức vụ Giám mục - nhẫn, mũ và gậy mục tử. Đức cha Timđã cámơn tất cả những người đã làm trong công việc hậu trường để làmcho phụng vụ diễn ra suôn sẻ, cũng như cámơn những người hiện diện, ca đoàn, người đọc Sách Thánh và tất cả những người thamdự phụng vụ hômđó. Ngài nói: “Lễ tấn phong Giámmục này là một sự kiện quan trọng trong đời sống của Giáo hội tại Tổng giáo phận Brisbane, nhưng hơn thế nữa, nó còn là một sự cử hành các hoạt động của Giáo hội trên thế giới. “Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh Ad Gentes (Đến với muôn dân) đã khẳng định Giáo hội tự bản chất là truyền giáo, sẽ không quá khi nói rằng Giáo hội có sứ vụ truyền giáo nhưng sứ vụ truyền giáo cũng cần đến Giáo Hội, theo lời của cha Stephen Bevans, một nhà truyền giáo, một người anh emDòng SVD của tôi. Và một trong những sự biểu lộ của Giáo hội ra thế giới là ngang qua phụng vụ. “Vì vậy, chúng ta quy tụ lại với nhau ngày hôm nay với tư cách là Giáo hội để bày tỏ không những niềm tin vào chính sứ vụ của Thiên Chúa mà còn là sự cam kết với sứ vụ đã được kêu mời bởi Chúa Thánh Thần hầu trợ giúp chúng ta. Và sứ vụ này có bối cảnh riêng của nó. Từ những người ngủ nơi khuôn viên nhà thờ này mỗi tối, đến những người nghiện ngập, vấn đề quyền cho phụ nữ, người thiểu số, người bản địa, người bệnh tật, các vấn đề của nông dân ở Úc, Ấn Độ và Botswana, đến những căng thẳng và khủng bố ở Syria, Ethiopia và Ukraine. “Quy tụ nhau nhân danh Chúa, chúng ta bày tỏ sự cam kết đối với sứ vụ của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta, thế giới mà chúng ta phải làm nhiều điều tốt đẹp hơn để chăm sóc nó”.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTQ0MTI=